Thời Tự Đức, ông làm quản cơ, thi đậu cử nhân võ. Ông từng giữ chức Chánh quản cơ, chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định.
Lực lượng của ông giải phóng Gò Công ngày 1/3/1862.
Mộ và đền thờ Trương Định
Chống hàng ước Nhâm Tuất (1862) của triều đình Huế, chống lệnh vua, ông ở lại Gò Công cùng dân chiến đấu. Dân tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái.
Ngày 20/81864, ông bị địch vây đánh tại Đám lá tối trời (xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông ngày nay). Ông bị thương nặng và dùng gươm tự sát, thọ 44 tuổi.
Dân mang thi hài ông về, lập lăng mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công.
Cụm lăng mộ và đền thờ Trương Định đơn giản nhưng uy nghi. Khu di tích này rộng gần 1.000 m², được công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1989.
Bàn thờ anh hùng Trương Định
Tượng đồng anh hùng Trương Định
Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta!
Xin kính lạy ông để tỏ lòng tôn phục và ngưỡng mộ một bậc anh hùng đã sống oanh liệt, chết vẻ vang, cả một đời vì dân, vì nước.
Trong không khí trang nghiêm của ngôi đền thờ có chi tiết hơi gợn. Có 2 cái kỷ lục quốc gia ở di tích này: Cụm di tích lịch sử anh hùng dân tộc Trương Định lớn nhất và quyển sách độc bản "Tiểu sử Trương Định".
Thiết nghĩ người dân và chính quyền khi xây dựng lăng và đền thờ của vị anh hùng là vì tấm lòng ngưỡng mộ đối với ông, chứ không phải vì kỷ lục nọ kia. Tấm bằng tôn vinh giá trị kỷ lục treo ở đền thờ giống như vết chấm phá loang lổ phết lên bức tranh vốn đã rất đẹp rồi.
Trên bàn thờ kia, có lẽ anh hùng Trương Định đang nhếch mép cười: Ta chiến đấu, hy sinh là vì dân vì nước - có phải đâu là vì những kỷ lục nọ kia?
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét