Suối Dầu là một trại chăn nuôi và trồng trọt do bác sĩ Yersin lập nên năm 1896. Ban đầu đây là nơi nuôi súc vật để phục vụ cho các thí nghiệm y học và sản xuất huyết thanh, sau đó bác sĩ Yersin còn đưa vào trồng thử nghiệm cây cao su và canh-ki-na.
Cổng trại Chăn nuôi Suối Dầu
Thường thì cổng khóa, và vắng người. Ở bảng có số điện thoại đó, bạn hãy gọi, vài phút sau sẽ có người ra mở cổng cho vào.
Từ cổng đến mộ bác sĩ Yersin khoảng non một cây số, nhưng đừng vội, hãy đi khoan thai để ngắm cảnh 2 bên đường, đẹp hoang sơ và nên thơ.
Con đường đi đến mộ bác sĩ Yersin
Cổng khu mộ bác sĩ Yersin
Bên ngoài khu mộ
Hay tin ông qua đời, đông đảo người dân Nha Trang tự nguyện đeo khăn tang đến viếng ông, người dân xóm Cồn đang đi biển cũng kéo nhau trở về. Ngày 3/3/1943, hàng ngàn người dân già trẻ khóc thương, xếp hàng dài tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong di chúc, ông viết rằng khi chôn cất cho ông được nằm úp mặt, hai tay dang ra, để được ôm trọn mảnh đất dù không phải quê hương sinh đẻ của ông, nhưng là nơi ông đã nặng nghĩa tình trong suốt cuộc đời.
Mộ của ông nằm trên đồi cao, đơn sơ, khiêm tốn giữa rừng cây. Có lẽ ông thích thế, một vĩ nhân - ân nhân của thế giới, lặng lẽ ngủ giấc bình yên ở một nơi hiu quạnh, ngày ngày nghe gió ru qua những tán lá lao xao, như thầm thì kể chuyện cho ông nghe.
Do suy nghĩ thiển cận của những ngày sau 30/4/75, nhiều di tích liên quan đến bác sĩ Yersin đã bị phá hủy. Ngôi mộ của ông may mà vẫn còn giữ nguyên và được tôn tạo.
Bây giờ ngược lại, có những ý kiến muốn xây lại khu mộ thật hoành tráng, nhưng nhiều người phản đối. Vâng, hãy để ngôi mộ của bác sĩ Yersin đơn sơ như thế, vì ông muốn thế. Lòng yêu kính của người dân Nha Trang, người dân Việt đối với ông mới là điều to lớn nhất, mênh mông nhất, hơn hẳn những tượng đài.
Mộ của ông nằm trên đồi cao, đơn sơ, khiêm tốn giữa rừng cây. Có lẽ ông thích thế, một vĩ nhân - ân nhân của thế giới, lặng lẽ ngủ giấc bình yên ở một nơi hiu quạnh, ngày ngày nghe gió ru qua những tán lá lao xao, như thầm thì kể chuyện cho ông nghe.
Mộ và bia mộ tóm tắt tiểu sử bác sĩ Yersin
Người dân gọi bác sĩ Yersin là ông Năm, như gọi một bậc cha ông phúc hậu của mình chứ không phải như một người nước ngoài hay một quan chức (bạn tôi khẳng định xưa kia người dân gọi ông là ông Tư chứ không phải ông Năm, nhưng dù là ông Tư hay ông Năm cũng cho thấy sự gần gũi và thân thiết của ông với người dân Việt). Người dân lập miếu thờ ông như thờ một đấng anh linh của đất nước, quê hương mình
Miếu thờ Ông Năm Yersin
Viếng ông Năm xong, đang từ trên đồi bước xuống. Hai bên đường là cây cao su.
Bây giờ ngược lại, có những ý kiến muốn xây lại khu mộ thật hoành tráng, nhưng nhiều người phản đối. Vâng, hãy để ngôi mộ của bác sĩ Yersin đơn sơ như thế, vì ông muốn thế. Lòng yêu kính của người dân Nha Trang, người dân Việt đối với ông mới là điều to lớn nhất, mênh mông nhất, hơn hẳn những tượng đài.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét