Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.
Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.
Ngôi chùa mái ngói cổ kính, đơn sơ giữa những táng cây xanh
Người nhà chùa quét sân, làm vườn, khung cảnh như chốn thôn quê
Quả thật, nếu có khi nào đó bạn cảm thấy quá mệt mỏi với những bon chen trong cuộc sống ở một thành phố náo nhiệt, hãy thử đến đây xem. Tui nghĩ là bạn sẽ thấy nhẹ lòng hơn nhiều lắm.
Nãy giờ tui vẫn chưa nói tên ngôi chùa cho các bạn nghe. Bạn ơi, đây không hề là một ngôi chùa bình thường đâu nhé! Chùa rất, rất nổi tiếng.
Đây là chùa Phước Tường, chùa là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Theo GS Trương Ngọc Tường: Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Bao lam chùa Phước Tường chạm trong khoảng năm 1921, lấy đề tài tứ linh, chim hạc và cây tùng, chim trĩ và hoa mẫu đơn, chim phượng và hoa sen… Tượng thờ có nhiều loại. Có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ. Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ XIX, còn nét thô phác nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm.
Chùa Phước Tường được khai sơn năm 1741. Xin nhắc là chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được khai sơn năm 1744 - như vậy chùa Phước Tường được khai sơn trước ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn tới 3 năm!
Ngoài những kiến trúc cổ, một số cụm tượng Phật, công trình mới được tạo dựng khá đẹp mắt và hài hòa, không làm mất đi vẻ trầm lắng mà trang nghiêm của chùa.
Vãn cảnh chùa đi, nhé bạn?
Phạm Hoài Nhân
Mỗi lần anh nhắc đến 1 cổ tự nào, tui lại thêm lo cho mớ di tích ở đó. Hic hic
Trả lờiXóaCảm ơn chú Nhân đã cho con biết một nơi rất tuyệt để ghé quan thăm viếng khi có dịp.
Trả lờiXóa