Cổng đình
Không còn thông tin để biết chính xác đình thần Xuân Hiệp được xây dựng từ năm nào, theo sách Địa chí Văn hóa TPHCM thì: "Đình thần Xuân Hiệp (tên cũ là đình thần Xuân Trường) có thể được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1818 đến năm 1885", nghĩa là đình đã được xây dựng cách đây trên 130 năm đến gần 200 năm. Trong đình còn nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật. Chính vì thế đình thần Xuân Hiệp đã được công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 2004.
Góc phải đình
Võ ca
Miếu thờ Ngũ hành
Đình mang tên Xuân Trường vì xưa nơi đây là thôn Xuân Trường, mãi đến năm 1937 mới đổi thành Xuân Hiệp. Cái tên Xuân Trường gắn với một câu thành ngữ nổi tiếng: Ăn nem Thủ Đức, tắm suối Xuân Trường. Đó là thú vui của tao nhân mặc khách Sài Gòn thuở xưa. Thi sĩ Tản Đà, bậc tài tử ăn chơi nổi tiếng, đã từng đến đây Ăn nem Thủ Đức, tắm suối Xuân Trường và sau đó đã viết nên những câu thơ hồi tưởng:
Thủ Đức- Xuân Trường khách vắng đông
Ngồi nhớ người xa thêm nhớ cảnh
Xa xôi ai có nhớ nhau cùng…
Vị trí ngôi đình làng thường được tiền nhân chọn những cuộc đất tốt, hợp phong thủy, vì thế đình Xuân Trường đã được xây dựng cạnh bên con suối Xuân Trường thơ mộng.
Còn hơn thế nữa, cùng với vẻ đẹp thơ mộng, dòng nước trong lành, suối Xuân Trường được xem là nguồn nước thiêng liêng mang phúc lành cho thôn xóm, cho nên ngay trong đình có ngôi miếu thờ thần suối Xuân Trường, gọi là miếu Bà Thủy Long, được người dân xây năm 1937. Ở tiền đình, bên cạnh những ngôi miếu quen thuộc của các ngôi đình khác như miếu Ngũ hành, miếu Thần nông, miếu Bạch Mã Thái giám... thì nơi đây còn có miếu bà Thủy Long nằm ở bên trái. Đây là một điều khác lạ, so với những ngôi đình khác.
Tui đến thăm đình thần Xuân Hiệp đúng một ngày trước khi đình làm lễ an vị một số ngôi miếu mới xây dựng lại: Sơn quân (thần hổ), Thần Nông, Bạch Mã thái giám. Chuyện trò với những người đang chộn rộn chuẩn bị cho buổi lễ hôm sau - hầu hết đều trên 50 tuổi - khi nhắc đến câu Tắm suối Xuân Trường mọi người đều hào hứng kể rằng đây là một con suối tuyệt vời, nước trong và mát, rằng con suối này là niềm tự hào của người dân Xuân Trường.
Phấn khởi, tui hỏi suối Xuân Trường giờ ở đâu để tui ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm. Mọi người xìu xuống và trả lời bí xị:
Miếu Bà Thủy Long
Tui đến thăm đình thần Xuân Hiệp đúng một ngày trước khi đình làm lễ an vị một số ngôi miếu mới xây dựng lại: Sơn quân (thần hổ), Thần Nông, Bạch Mã thái giám. Chuyện trò với những người đang chộn rộn chuẩn bị cho buổi lễ hôm sau - hầu hết đều trên 50 tuổi - khi nhắc đến câu Tắm suối Xuân Trường mọi người đều hào hứng kể rằng đây là một con suối tuyệt vời, nước trong và mát, rằng con suối này là niềm tự hào của người dân Xuân Trường.
Phấn khởi, tui hỏi suối Xuân Trường giờ ở đâu để tui ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm. Mọi người xìu xuống và trả lời bí xị:
- Ở ngay cái chợ trước đình đó! Giờ lấp mất mẹ nó rồi còn đâu!
Từ trong đình nhìn ra phía cổng, bạn có thể thấy khu chợ tấp nập.
Từ mặt trong cổng nhìn ra chợ
Hỏi rằng lấp hồi nào? Vì sao lấp? Những người dàn ông tuổi trên 50 dàu dàu nhớ lại cái thuở mình còn là thiếu niên từng vui thú tắm mát nơi dòng suối, và kể: Không nhớ rõ là lấp mất hồi nào, chỉ nhớ là trong những năm 1980. Hồi đó sau giải phóng lộn xộn lắm, nhà cửa xây cất chặn dòng suối, rồi nhà máy giấy gần đây tận dụng dòng nước suối cho sản xuất. Chẳng bao lâu suối cạn dần, cạn dần rồi mất hẳn. Chẳng ai quan tâm vì thời buổi đó khốn khó quá mà!
Hỏi bây giờ còn vết tích gì của dòng suối không? Mọi người lắc đầu, nói cái chợ như vậy thì còn vết tích gì nữa. Rồi có người ngẫm nghĩ và nói hình như nhà ai đó còn có giếng nước, chính là một mạch nguồn của con suối, và còn... đường cống ở chợ!
Trời đất! Hổng lẽ giờ đổi thành "tắm cống Xuân Trường"?
Thì thôi! May mà vẫn còn giữ lại được ngôi đình Xuân Trường (giờ là đình Xuân Hiệp) và được công nhận di tích quốc gia. Trong đình vẫn còn ngôi miếu Bà Thủy Long thờ thần Suối Xuân Trường. Ai có muốn nói gì, hỏi gì thì hãy tới thăm di tích quốc gia này và tới khấn vái trước miếu Bà nghen!
Phạm Hoài Nhân
Ảnh trong bài của Phòng Văn hóa Thông tin quận Thủ Đức
Ảnh trong bài của Phòng Văn hóa Thông tin quận Thủ Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét