26 thg 7, 2017

Chợ Năm Căn

Trước đây, quốc lộ 1A tới Năm Căn là hết. Từ Năm Căn ra tới mũi Cà Mau tận cùng đất nước bắt buộc phải đi bằng đường thủy. Du khách có thể chọn một trong hai cách để ra tới mũi Cà Mau. Một là khởi hành từ TP Cà Mau, đi tàu khách ra Đất Mũi, quãng đường (thủy) dài hơn 110 km. Hai là đi đường bộ tới Năm Căn rồi từ đó đi ca nô, vỏ lãi ra Đất Mũi, khoảng hơn 50 km. Tui đã từng ra Đất Mũi bằng cả 2 cách. Đi từ Năm Căn thì thú vị hơn. vì vừa có dịp dừng ở Năm Căn, vừa đỡ chán vì ngồi tàu khách quá lâu (khoảng 3 tiếng).

Đầu năm 2016, con đường nối từ Năm Căn tới Đất Mũi đã được thông xe. Từ ấy đã có thể đi một lèo tới Mũi Cà Mau bằng đường bộ.

Tui lại có dịp ra mũi Cà Mau vào tháng 4/2017. Đáng lẽ chạy thẳng bằng xe ra Đất Mũi, tui lại thèm và nhớ cái cảm giác bồng bềnh trên sông nước U Minh Hạ nên cho xe dừng ở Năm Căn và thuê vỏ lãi để ra Mũi.


Chợ Năm Căn ở vị trí phía ngoài bên tay phải của hình này, đi tới phía trước, rẽ trái đi dưới gầm cầu sang bên kia là bến tàu Năm Căn.

25 thg 7, 2017

Bún ốc Tây Hồ

Tui không phải là người thích ăn bún ốc (nghe nói phụ nữ thì thích ăn, nhưng tui... hổng phải phụ nữ!). Nhưng mà nghe nói một trong những món ngon PHẢI ĂN khi tới Hà Nội là bún ốc, mà phải là bún ốc Tây Hồ mới là số một nghen! Ờ, Tây Hồ, chớ hông phải hồ Tây. Tức là cũng ở bờ hồ Tây, nhưng phía bên phủ Tây Hồ á, chớ không phải ở đường Thanh Niên bên này. Người ta nói là ở đó ốc tươi mới bắt lên nên ngon, và blah blah blah... đủ thứ hết. Tóm lại là ngon khó cưỡng!

Ăn chơi ngại gì mưa rơi, nên tui qua tuốt bên Phủ Tây Hồ để ăn bún ốc.

Tô bún ốc Tây Hồ là đây.



18 thg 7, 2017

Chợ đêm Cà Mau

Trước khi nói về chợ đêm Cà Mau tui cần phải rào trước rằng tui vốn là người không quen đi chợ, nhưng nghe nói là đi du lịch thì phải đi chợ cho biết với người ta, với lại nghỉ đêm ở Cà Mau thì buổi tối lang thang ở chợ đêm cũng là việc... hợp lý. Vậy nên, tui... viết cho có (để chứng tỏ mình có đi chợ!), còn nhận xét có gì... ngu ngu thì mọi người cứ cười, nhưng đừng chê nghen!

Chợ đêm Cà Mau nằm ở các đường 6B, Phan Bội Châu và Quang Trung phường 7, cạnh sông Cà Mau. Nghe nói chợ đêm này mới dời về đây từ giữa năm 2015, sau 2 vị trí "bất ổn" khác ở đường Lưu Tấn Tài rồi An Dương Vương.


Nhiều trang mạng du lịch nói rằng chợ đêm Cà Mau là điểm đến hấp dẫn cho du khách, mang đậm sắc thái miền Tây và cực Nam tổ quốc, nhưng phải nói là dưới cặp mắt không chuyên nghiệp của tui thì chợ đêm này... hổng có gì đặc sắc hết, chẳng những không mang nét đặc thù Cà Mau mà còn không mang nét đặc thù chợ đêm nữa! Ngoài ra, không biết do tui đi không đúng thời điểm hay sao mà chợ rất vắng khách.

Ngay lối vào chợ đêm Cà Mau là các gian hàng quần áo, thời trang

Đi tìm di tích khảo cổ

Khu di tích khảo cổ Bình Tả ở Đức Hòa, Long An là một khu di tích quan trọng. Chẳng những đây là một khu di tích khảo cổ cấp quốc gia mà còn là nơi có bảo vật quốc gia nữa.

Khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, được nhà khảo cổ học người Pháp Henry Parmentier. phát hiện đầu tiên vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía tây nam cụm di tích này (Gò Tháp Lấp), đến nay, di tích này đã bị hủy hoại, di vật bị thất lạc. Trong hai năm 1987-1988, Sở Văn hóa - Thông tin Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM khai quật 3 di tích trong khu vực này, được gọi tên là: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước (Gò Xoài vì ngày xưa nơi đây là vườn xoài, Gò Đồn vì xưa đây là đồn lính, Năm Tước là tên chủ đất).

17 thg 7, 2017

Anh Hai

Người Việt ta có phân định rất rõ ràng về tôn ti trật tự trong quan hệ họ hàng. Anh của ba mình kêu bằng bác, em của ba thì kêu bằng chú. Hể ba mình là bác thì đương nhiên mình là anh của tất cả những đứa con của các cô, chú (em ba), bất chấp tụi nó có thể lớn tuổi hơn mình. Bên ngoại cũng vậy, tất cả những đứa con của dì, cậu em của má đều phải kêu mình bằng anh/chị cho dù mình nhỏ tuổi hơn tụi nó.

Tui nhắc lại quy định này để tự hào về cái uy của mình. Ông nội tui, ông ngoại tui, rồi đến ba tui, má tui đều là con lớn trong gia đình. Tui lại là con trưởng của ba tui. Vì vậy, tui hoàn toàn xứng danh là anh Hai của một đống em con chú, cô, dì cậu. Xác suất tui phải kêu một người nhỏ hơn mình là anh/chị cực kỳ thấp!





6 thg 7, 2017

Đèo cao! Dô ta! Thì mặc đèo cao!

Nói chuyện qua đèo, bỗng nhớ hồi nhỏ (nhỏ lắm á, lúc học lớp 1, lớp 2 gì đó) có một bài hát nghêu ngao suốt:


Đèo cao! Dô ta!
Thì mặc đèo cao! Dô ta!
Nhưng lòng yêu nước. Dô ta!
Còn cao hơn đèo
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

Rừng sâu! Dô ta!
Thì mặc rừng sâu! Dô ta!
Nhưng lòng yêu nước. Dô ta!
Còn sâu hơn rừng
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

Anh em! Dô ta!
Hăng hái hò reo! Dô ta!
Vượt sông vượt núi. Dô ta!
Vượt bao nhiêu đèo
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

4 thg 7, 2017

Có một ngôi chùa tên là Chùa Ruộng Lớn

Gần đây, trên mạng các bạn trẻ thường post hình lên, hoặc nhắc nhau khi đến Long Khánh, Đồng Nai thì nhớ ghé thăm một ngôi chùa rất đẹp, mang cái tên rất mộc mạc: chùa Ruộng Lớn.

Tui ngạc nhiên lắm, vì tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, tới năm 1977 mới tạm lìa bỏ nơi này để đi học ở Sài Gòn, nhưng từ đó tới nay vẫn thỉnh thoảng về thăm quê nhà mà sao lại chưa biết ngôi chùa này. Lại nữa, các bạn đưa hình ảnh đẹp của ngôi chùa lên mà không nói... chùa tên gì (là tui nói tên chính thức á, còn Ruộng Lớn chắc là tên gọi của người dân rồi), càng không nói gì đến xuất xứ của chùa. Vậy nên có dịp về Long Khánh, tui tìm đến đây...

Chùa nằm ở xã Bảo Vinh, Long Khánh, trong một vùng thôn quê hẻo lánh. Ngay cổng chùa đã là một sự khác biệt so với các ngôi chùa khác, đó là mô phỏng chiếc cổng tre, thay vì cổng tam quan đường bệ.


Cổng chùa