Trên đường về Long Khánh, xe đi ngang qua Dầu Giây. Lúc bấy giờ dự án khu đô thị Dầu Giây (ở gần ngã ba Dầu Giây) đang được triển khai. Khi tui tới đây thì bên đường (quốc lộ 1) là bãi đất trống thênh thang, và có nhiều nam thanh nữ tú ăn mặc lịch sự cầm những tờ giấy vẫy vẫy. Như những cánh cò trắng chấp chới bay. Đó là những thư chào mời mua đất dự án. Cò nào cũng là cò, cò nhiều quá.
29 thg 1, 2018
Cánh cò trắng bên đường
Bạn tui xa quê đã lâu, năm 2014 có dịp về thăm lại Việt Nam, tui có dịp đưa bạn đi thăm để nhìn quê hương ta đổi mới từng ngày.
22 thg 1, 2018
Đường chúng ta đi
Nếu chỉ kể những bài hát nổi tiếng mà tôi được biết thì có tới... 3 bài Đường chúng ta đi!
Bài Đường chúng ta đi đầu tiên tôi nghe là một bản hùng ca của nhạc sĩ Anh Việt Thu, được sáng tác và phổ biến đầu tiên tại miền Nam Việt Nam khoảng 1972. Đó là mùa hè đỏ lửa, khi chiến sự bùng nổ ác liệt tại Bình Long, Kontum, Quảng Trị... Để khích lệ tinh thần quân dân Miền Nam, nhiều bản chiến đấu ca, hùng ca được sáng tác và phổ biến qua sóng phát thanh, truyền hình. Là một nhạc sĩ công tác tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị VNCH, Anh Việt Thu đã góp phần mình một số ca khúc. Trong số các bài hùng ca đó của ông, có lẽ nổi tiếng nhất là 2 bài Trên đầu súng và Đường chúng ta đi. Hai bài hùng ca này sau đó còn được hát rất nhiều trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.
Bài Đường chúng ta đi đầu tiên tôi nghe là một bản hùng ca của nhạc sĩ Anh Việt Thu, được sáng tác và phổ biến đầu tiên tại miền Nam Việt Nam khoảng 1972. Đó là mùa hè đỏ lửa, khi chiến sự bùng nổ ác liệt tại Bình Long, Kontum, Quảng Trị... Để khích lệ tinh thần quân dân Miền Nam, nhiều bản chiến đấu ca, hùng ca được sáng tác và phổ biến qua sóng phát thanh, truyền hình. Là một nhạc sĩ công tác tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị VNCH, Anh Việt Thu đã góp phần mình một số ca khúc. Trong số các bài hùng ca đó của ông, có lẽ nổi tiếng nhất là 2 bài Trên đầu súng và Đường chúng ta đi. Hai bài hùng ca này sau đó còn được hát rất nhiều trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.
21 thg 1, 2018
Trên đầu súng ta đi...
1972...
Những ngày tháng chiến sự ác liệt, đài truyền hình Sài Gòn thường xuyên phát những bài hùng ca, chiến đấu ca để khơi gợi tinh thần chiến đấu trong binh sĩ, tinh thần yêu nước trong người dân. Những ca khúc ấy có thể do những nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác (như Anh Việt Thu, Trầm Tử Thiêng...), cũng có thể do những nhạc sĩ công tác tại phòng Văn nghệ Tổng cục Chiến tranh chính trị VNCH sáng tác - có thể ca khúc rất hay, nhưng công chúng không biết đến tên tác giả. Có những ca khúc xưa, lúc bấy giờ được phát lại, như Thúc quân của Văn Giảng (Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang trời...), Xuất quân của Phạm Duy (Ngày bao hùng binh tiến lên. Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến...)... Bài hay có, dở có, nhưng điểm chung là được phát rất nhiều khiến người nghe thuộc lòng, hoặc ít nhất cũng thuộc giai điệu.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua rồi, những bài hát nói trên đã dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, có nhiều bài, có thể vì giai điệu và ca từ quá hay hoặc vì gắn chặt với ký ức một thời nên sống mãi trong lòng của nhiều người. Một trong những bài hát như vậy là Trên đầu súng của nhạc sĩ Anh Việt Thu.
Những ngày tháng chiến sự ác liệt, đài truyền hình Sài Gòn thường xuyên phát những bài hùng ca, chiến đấu ca để khơi gợi tinh thần chiến đấu trong binh sĩ, tinh thần yêu nước trong người dân. Những ca khúc ấy có thể do những nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác (như Anh Việt Thu, Trầm Tử Thiêng...), cũng có thể do những nhạc sĩ công tác tại phòng Văn nghệ Tổng cục Chiến tranh chính trị VNCH sáng tác - có thể ca khúc rất hay, nhưng công chúng không biết đến tên tác giả. Có những ca khúc xưa, lúc bấy giờ được phát lại, như Thúc quân của Văn Giảng (Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang trời...), Xuất quân của Phạm Duy (Ngày bao hùng binh tiến lên. Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến...)... Bài hay có, dở có, nhưng điểm chung là được phát rất nhiều khiến người nghe thuộc lòng, hoặc ít nhất cũng thuộc giai điệu.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua rồi, những bài hát nói trên đã dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, có nhiều bài, có thể vì giai điệu và ca từ quá hay hoặc vì gắn chặt với ký ức một thời nên sống mãi trong lòng của nhiều người. Một trong những bài hát như vậy là Trên đầu súng của nhạc sĩ Anh Việt Thu.
18 thg 1, 2018
Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu...
Có một ca khúc về Quảng Trị - cụ thể hơn nữa là về trận đánh ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 - rất hay, rất hùng tráng mà hầu như bất cứ ai sống ở miền Nam thời điểm 1972 đều đã từng nghe và cảm xúc.
Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu.
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương.
Từng ngóng đợi quân ta tiến về
Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Bủi Thuy Đào Nguyên trên Wikipedia
12 thg 1, 2018
Chùa Sư Muôn - Hùng Long tự
Hầu hết các tour du lịch Phú Quốc đều có một điểm đến là chùa Sư Muôn, tức Hùng Long tự. Có vài lý do khiến ta nên đến đây, nhưng có một lý do... trật lất (thường được các hướng dẫn viên vốn không phải dân Phú Quốc, nói bô lô ba la): Đây là ngôi cổ tự, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên hòn đảo này.
Hùng Long tự, ngôi chùa không cổ, kiến trúc cũng khá bình thường
10 thg 1, 2018
Trương Tấn Bửu
Trương Tấn Bửu là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn (gồm Lê văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Nhân). Ông đã từng có thời gian làm tổng trấn, phó tổng trấn Gia Định thành (thời đó, Gia Định thành gần như toàn cõi Nam bộ). Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ. Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2.300 m2 có tường rào bao bọc, nay nằm trên đường Nguyễn thị Huỳnh, Phú Nhuận.
6 thg 1, 2018
Mười năm không gặp, tưởng tình đã cũ...
Tôi đến Phú Quốc lần đầu năm 2007. Chuyến đi ấy để lại nhiều kỷ niệm ngọt ngào vì đi cùng những người bạn thân thiết: anh Phạm Đình Quát, anh Lê Hoàn, anh Lê Hồng Đức, anh Hà Duy Thiện... Những người bạn mới quen thì rất nặng tình với Phú Quốc, giúp tôi hiểu và yêu hơn hòn đảo xanh này: anh Trần Kiêm Đính, cha con bạn Trịnh Công Phát... Anh Trần Kiêm Đính không phải dân Phú Quốc, mà là dân Cần Thơ nhưng là người rất quan tâm đến việc phát triển du lịch ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Phú Quốc.
Bãi biển Phú Quốc, năm 2007
4 thg 1, 2018
Bưng Mua
1.
Theo tự điển phương ngữ Nam bộ của Nam Chi Bùi Thanh Kiên, bưng là từ tiếng Khmer péang, có nghĩa là: Vùng đất trũng thấp, nước đọng nhưng không quá sâu. Nơi đây, có nhiều tôm cá và mọc lên những loại cây thấp như sậy, đế, đưng, năn, lác. Người ta phải phát sạch để trồng lúa.
Theo tự điển phương ngữ Nam bộ của Nam Chi Bùi Thanh Kiên, bưng là từ tiếng Khmer péang, có nghĩa là: Vùng đất trũng thấp, nước đọng nhưng không quá sâu. Nơi đây, có nhiều tôm cá và mọc lên những loại cây thấp như sậy, đế, đưng, năn, lác. Người ta phải phát sạch để trồng lúa.
Ngoài ra, người ta còn hiểu bưng như là vùng hoang vu, căn cứ kháng chiến (thí dụ như: đi vô bưng, bưng biền...).
Mua là tên một loại hoa màu tím, khá giống với hoa sim. Một người ít gặp 2 loại hoa này như tui thì khó phân biệt được, mặc dù cùng với hoa sim thì hoa mua cũng được nhắc đến trong rất nhiều bài thơ, bài hát.
Ngược thuyền về với tuổi thơ
Bến sông vẫn tím đôi bờ hoa mua
"Hoa mua ai bán mà mua"
Để tôi vớt lá tìm mùa thu xa?
(Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Hoa mua. Ảnh: Góc Quảng Trị
3 thg 1, 2018
Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa
Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?
Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...
Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)