21 thg 5, 2018

Đi tìm Bồng Lai Tiên Cảnh

Năm 2002, chị dâu tui rủ đi thăm Bồng Lai Tiên Cảnh, một điểm trên đường đi Long Hải - Vũng Tàu. Nghe lạ, và cũng hấp dẫn bởi cái tên bồng lai tiên cảnh, tui tổ chức một chuyến đi nghỉ mát ở Long Hải cho cả công ty lẫn gia đình, trên đường đi sẽ ghé thăm chốn tiên cảnh bồng lai! Trong lòng tui thầm tưởng tượng tới khung cảnh thần tiên như từng thấy trong tranh ảnh hay trong phim.


Trên quốc lộ 51, còn cách cổng chào thị xã Bà Rịa khoảng 10 km thì xe quẹo trái. Bảng chỉ đường cho thấy đó là đường lên Khu Di tích Núi Dinh. Xe dừng ở một bãi đậu xe ở chân núi, đoàn người phải đi bộ lên núi, để tới nơi mà chị tui gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh.

18 thg 5, 2018

Ngôi chùa cạnh lò gốm

Chùa Giác Minh nằm ở phường Tân Vạn, Biên Hòa, ngay bên cạnh một lò gốm lâu năm (lò gốm Hồng Hưng). Từ đường lớn (Bùi Hữu Nghĩa) rẽ vào, người ta thấy ống khói nghi ngút của lò gốm chớ đâu thấy chùa.



Nhìn sâu bên tay phải, ta thấy bảng tên chùa - nhưng đây không phải là mặt trước - và quanh đó vẫn là những lu, hũ, bình... của lò gốm.

17 thg 5, 2018

Hỡi anh ở lại Charlie

Bài trên báo Thanh niên ngày 16/5 cho biết: Ngày 12.5, tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy (Kontum), Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức lễ khánh thành công trình nhà bia di tích lịch sử điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta).

Nhà bia di tích lịch sử vừa được xây dựng trên đỉnh đồi Charlie. Ảnh: Độc Lập, báo Thanh niên


Vậy là sau 46 năm, đồi Charlie đã có bia kỷ niệm, nhưng... không phải như tôi tưởng tượng hồi 46 năm trước.

Trận chiến đẫm máu trên đồi Charlie năm 1972 đã qua lâu lắm rồi, khi ấy nhiều bạn trẻ hôm nay vẫn chưa ra đời, ngay cả những người ở tuổi tôi hoặc lớn hơn cũng có thể đã quên, nếu không có một bài hát xúc cảm vẫn còn được nghe lại: Người ở lại Charlie.

16 thg 5, 2018

Giống chi toàn là giống đực?

Có một loài cây rất gần gũi và thân thương với người dân miền Tây Nam bộ, mọc nhiều ở ven sông. Nó gần gũi và thân thương đến nỗi đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích; và có thể ăn trái nữa. Hiềm một nỗi, nó có cái tên quá quê mùa và... xấu: cây bần. Nghe tên là thấy nghèo mạt rệp! Đâu chỉ như vậy, rễ của loài cây này lại ngóc đầu nhô lên khỏi mặt đất để hút dưỡng khí, và người dân gọi nó bằng cái tên chẳng lấy chi làm thanh tao: cặc bần.


14 thg 5, 2018

Chùa Minh Hương ở Chợ Lớn

Ờ Sài Gòn có một cơ sở tín ngưỡng được các nhà nghiên cứu biết đến rất nhiều, đó là Hội quán Minh Hương Gia Thạnh, còn gọi là chùa Minh Hương, đình Minh Hương (cả hai cụ Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều đã nhiều lần nhắc đến ngôi chùa này trong sách của mình). Hội quán Minh Hương Gia Thạnh là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa của người Hoa và có giá trị lịch sử lẫn kiến trúc nghệ thuật rất lớn, đã được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Thế nhưng có một ngôi chùa Minh Hương khác, cũng của người Hoa, cũng là hội quán, cũng ở Chợ Lớn, nhưng nhỏ hơn chùa Minh Hương Gia Thạnh nhiều lắm, không được xem là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (cấp thành phố cũng không luôn!). Ấy vậy mà theo tui, nơi này được người dân biết đến và lui tới nhiều lần hơn hẳn hội quán Minh Hương trên kia! Đó là chùa Minh Hương, hay Phước An Hội quán, hay chùa Ông, ở 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.



9 thg 5, 2018

Ngôi chùa của người Bắc di cư 1954 tại Biên Hòa

Nói đến dân miền Bắc di cư năm 1954 là người ta nghĩ ngay đến người Công giáo. Ở Đồng Nai, nơi dừng chân của đa số dân di cư, rất nhiều giáo xứ thành hình với tên gọi gợi lại tên giáo xứ gốc nơi quê quán của giáo dân xa quê, như giáo xứ Trà Cổ, Bùi Chu, Thanh Hóa... Vậy còn Phật giáo thì sao? 

Có một ngôi chùa Phật giáo ở Biên Hòa với số đông Phật tử là người Bắc di cư năm 1954, đó là chùa Phúc Lâm, thuộc Hệ phái Phật giáo Tổ đình Vĩnh Nghiêm, tọa lạc tại số 1272 đường Phạm Văn Thuận, sát bên CoopMart Biên Hòa.

Cổng chùa Phúc Lâm trên đường Phạm văn Thuận

7 thg 5, 2018

Đại Phước tự - Chùa Ông Tám

Chùa Đại Phước, tên thường gọi là chùa Ông Tám, ở khu phố 6, phường Thống Nhất, Biên Hòa. Chùa do dân làng Phước Lư xây dựng khoảng năm 1940.

Đây không phải ngôi chùa cổ, không có quy mô bề thế, không có cổ vật hay kiến trúc quá đặc sắc, cũng không là nơi nổi tiếng linh thiêng cho những người cầu khấn... Vì vậy nên không được xác định là một điểm đến cho du khách. Thế nhưng,có những điều để kể về ngôi chùa này...




3 thg 5, 2018

Viếng mộ Kim Đồng

Thế hệ của tui không thân quen lắm với tên Kim Đồng, vì năm 1975 đã học cấp 3. Thế nhưng các em tui và những lớp trẻ sau này đều rất quen biết và gần gũi với tên này. Ở Long Khánh có trường Kim Đồng, đó chính là ngôi trường tiểu học mà tui đã theo học ngày xưa. Dĩ nhiên hồi đó nó không phải mang tên Kim Đồng, mà là Trường Nam Tiểu học Tỉnh lỵ Long Khánh.

Dẫu vậy, trên đường ra Cao Bằng tui cũng dừng chân ở Khu Di tích Kim Đồng, nơi ấy có mộ của Kim Đồng và mẹ anh.

Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Khu di tích gồm có mộ và tượng Kim Đồng sát ngay chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh cây nghiến xanh biếc, luôn tỏa bóng mát.