- Trận đánh đồn Kiên Giang và chiếm giữ được 5 ngày liền, được Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong câu Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
- Ông rút quân ra Phú Quốc, sau đó chịu nộp mạng để cứu nhân dân và nghĩa binh, để rồi bị Pháp xử tử tại Rạch Giá.
Đền thờ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Ngay sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém tại chợ Rạch Giá (27/10/1868), người dân đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân. Đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng nên bên dòng sông Kiên, cách biển chừng 100 mét. Ngôi đình như hiện nay là từ lần sửa chữa lớn năm 1970 với toàn bộ kinh phí do nhân dân đóng góp.
Bài viết về ngôi đình này xin xem thêm tại đây: Di tích Nguyễn Trung Trực – nét đẹp của sự đa dạng văn hóa.
Còn dưới đây là một số hình ảnh tui đến viếng thăm đình thần Nguyễn Trung Trực để tỏ lòng kính ngưỡng:
Kính cẩn trước đền thờ ông
Tượng Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực
Câu nói bất hủ của người Anh hùng: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
Bài thơ tuyệt mệnh của Anh hùng Nguyễn Trung Trực làm khi ra pháp trường:
Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,
Yêu gian đảm khí hữu Long Tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bão hận thâm cừu bất đới thiên.
Bản dịch của Đông Hồ:
Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Mộ của Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ. Còn nhiều tranh cãi về việc thi hài dưới mộ có đúng là của Ông hay không.
Cây đa cổ thụ trước đền thờ
Bên cạnh đền thờ là Nhà Trưng bày Thân thế và Sự nghiệp Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét