23 thg 1, 2019

Chùa Hội Khánh - không chỉ là ngôi chùa

Chùa Hội Khánh là một Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc tại số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Có lẽ đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương, vì rất nhiều điều...

Cổ kính, trang nghiêm

Chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương. Chùa được khai sơn năm 1741, trên một ngọn đồi cao. Tuy nhiên đến năm 1868 chùa bị hư hỏng nặng, hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi, cách vị trí cũ khoảng 100 met. Chùa tọa lạc ở đó cho đến nay.


Ngôi chánh điện chùa Hội Khánh

17 thg 1, 2019

Dành cho má một ngày

Nhắc đến nhạc sĩ Trương Quốc Khánh là người ta nghĩ ngay đến bài hát Tự nguyện, và dường như ít người nhớ đến những bài hát khác của ông. Tui... cũng vậy! Tuy nhiên có một dịp rất ngẫu nhiên tui lại biết đến một bài hát rất hay và... dễ thương khác của ông, bài Dành cho má một ngày, chỉ có điều là khi biết bài hát ấy tui chẳng biết tác giả của nó là ai.


Lúa ngàn năm lúa xanh trên đồng
Lúa má trồng mòn mắt chờ mong

16 thg 1, 2019

Ruộng lúa đã có người cày

Buổi sáng tình cờ có dịp ra cánh đồng lúa, chợt nhớ tới một câu hát thật xa xưa

Một đêm dài, ngủ thật ngon mai sớm ta ra đồng



Bài hát này thuở học cấp 2 (khoảng 1971 - 1974) thường được hát nhiều trong sinh hoạt tập thể. Hồi đó còn nhỏ, ít để ý đến tên tác giả, xuất xứ của bài hát. Chỉ biết người ta hát thì mình hát, nghe hay thì hát, thích thì hát.

15 thg 1, 2019

Khúc ca tiễn biệt

Hồi nhỏ tui cũng ti toe làm thơ, và cũng có vài bài đăng báo, nhưng mà chả ai khen hay và cũng chả ai thèm nhớ. Tui nghĩ bài thơ gây xúc động dạt dào phải là bài khóc thương ai đó ra đi vĩnh viễn, kiểu như... Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Vậy nên tui ráng suy nghĩ coi có ai... chết hông để mình làm thơ than khóc. Cuối cùng tui đã nghĩ ra... người chết để mình làm thơ vĩnh biệt, kết quả là bài thơ sau đây. Không biết có ai nhớ chắng, nhưng chắc chắn có một người nhớ. Đó là... tui!

14 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.

8 thg 1, 2019

Em nghe gì không hỡi em?

Dạo đó, khoảng năm 1973, ca khúc Thương quá Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được mọi người hát rất nhiều, đi đâu cũng nghe người ta hát "Em nghe gì không hỡi em? Con chim nó hót vang đầu hè. Em thấy gì không hỡi em? Con chim nó múa trên cành tre".


Giờ này ngồi nhớ lại chuyện hơn 45 năm trước có thể không chính xác lắm, nhưng tui nghĩ là hồi đó Ôi thương quá trái tim Việt Nam được mọi người ngân nga như bây giờ ai kia rên rỉ Đắp mộ cuộc tình vậy á!

5 thg 1, 2019

Bao nhiêu ngày nữa Tết?

Cuối năm, ngồi lục lọi mớ giấy tờ cũ, bỗng lòi ra một tờ giấy tập từ năm...1980. Thời đó giấy tập cho dù còn mới cũng đã vàng khè rồi, huống hồ bây giờ đã qua gần bốn mươi năm.