Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.
Làn mây hồng pha ráng trời
Bến Ðà Giang, thuyền qua xứ người
và
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng
Theo lời kể của Văn Phụng, ông sáng tác bài Nhớ bến Đà Giang sau khi đã di cư vào Nam (theo Trương Quý, bài hát này được sáng tác vào khoảng 1958) và nhớ về quê nhà bên bến Đà Giang. Khi đã viết xong bản nhạc này theo điệu Valse, ông biên thư về Hậu Giang nhờ nữ sĩ Chiêu Tranh soạn lời theo ý tưởng của ông, vì trước đó ông nhận được lá thư của nữ sĩ trẻ này nói rằng: Sau khi tìm hiểu những bản nhạc của Văn Phụng, Chiêu Tranh có thể đặt lời cho các bản nhạc mà ông soạn.
Nhớ bến Đà Giang
Sông Đà ở Nam Định?
Điểm đầu sông Đà từ Trung quốc chảy vào Việt Nam là biên giới tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Hình ảnh sông Đà trong bài học địa lý mang tính học thuật và hơi khô khan, hình ảnh sông Đà trong âm nhạc mới thật sự lãng mạn và khắc sâu vào lòng. Bài hát nổi tiếng Thuyền viễn xứ của Phạm Duy, phổ từ thơ Huyền Chi có 2 câu nhắc đến Đà giang:
Làn mây hồng pha ráng trời
Bến Ðà Giang, thuyền qua xứ người
và
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng
Nhưng sông Đà được nhắc đến nhiều nhất, được đặt thành tựa bài và là chủ đề chính của bài hát chính là trong bài Nhớ bến Đà giang của Văn Phụng.
Theo lời kể của Văn Phụng, ông sáng tác bài Nhớ bến Đà Giang sau khi đã di cư vào Nam (theo Trương Quý, bài hát này được sáng tác vào khoảng 1958) và nhớ về quê nhà bên bến Đà Giang. Khi đã viết xong bản nhạc này theo điệu Valse, ông biên thư về Hậu Giang nhờ nữ sĩ Chiêu Tranh soạn lời theo ý tưởng của ông, vì trước đó ông nhận được lá thư của nữ sĩ trẻ này nói rằng: Sau khi tìm hiểu những bản nhạc của Văn Phụng, Chiêu Tranh có thể đặt lời cho các bản nhạc mà ông soạn.
Đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.. Ảnh: Wikipedia
Nhớ bến Đà Giang
Nhạc: Văn Phụng. Lời: Chiêu Tranh
Ai qua bến Đà Giang, cho tôi nhắn vài câu
Thương về mái tranh nghèo bên hàng cau
Chia ly đã từ lâu, ôi mong nhớ làm sao
Bao nhiêu bóng người thân mến năm nào
Tôi thương mái chèo lơi, bên manh áo tả tơi
Những người lái con đò trên dòng nước
Ai qua bến Đà Giang, nghe trăng gió thở than
Bâng khuâng ngắm dòng sông nước mơ màng
Thương về mái tranh nghèo bên hàng cau
Chia ly đã từ lâu, ôi mong nhớ làm sao
Bao nhiêu bóng người thân mến năm nào
Tôi thương mái chèo lơi, bên manh áo tả tơi
Những người lái con đò trên dòng nước
Ai qua bến Đà Giang, nghe trăng gió thở than
Bâng khuâng ngắm dòng sông nước mơ màng
Đà Giang nước biếc thuyền theo sóng triền miên
Người ơi, có nhớ? Lòng ta vẫn mong chờ
Người ơi, có nhớ? Lòng ta vẫn mong chờ
Tôi mơ bến ngày xưa, bên đôi mái chèo đưa
Nhịp nhàng gió ru hoà duyên tình nước
Ai xuôi bến Đà Giang, ai qua chuyến đò ngang
Cho tôi nhắn niềm thương nhớ dâng tràn
Ai xuôi bến Đà Giang, ai qua chuyến đò ngang
Cho tôi nhắn niềm thương nhớ đầy vơi
Nhịp nhàng gió ru hoà duyên tình nước
Ai xuôi bến Đà Giang, ai qua chuyến đò ngang
Cho tôi nhắn niềm thương nhớ dâng tràn
Ai xuôi bến Đà Giang, ai qua chuyến đò ngang
Cho tôi nhắn niềm thương nhớ đầy vơi
Nhớ bến Đà Giang, do Phương Hồng Quế trình bày
Sông Đà ở Nam Định?
Khoảng năm 2003 - 2005, đội bóng đá tỉnh Nam Định mang tên là Sông Đà - Nam Định. Như đội bóng Nghệ An mang tên Sông Lam - Nghệ An bởi vì sông Lam là con sông chính của Nghệ An. Vậy ắt hẳn sông Đà phải là con sông chính của Nam Định chớ còn gì nữa?
Theo tui nhớ thì sông Đà chủ yếu chảy qua các tỉnh vùng cao phía Bắc chớ đâu có chảy qua vùng đồng bằng sông Hồng như Nam Định. Thắc mắc quá, tui học lại địa lý để coi sông Đà chảy qua những đâu. Thì đây:
Điểm đầu sông Đà từ Trung quốc chảy vào Việt Nam là biên giới tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Vậy là sông Đà không hề chảy qua Nam Định. Vậy... mắc chứng gì đội bóng tỉnh Nam Định lại mang tên Sông Đà - Nam Định?
Hóa ra là trong giai đoạn 2003 - 2005, nhà tài trợ chính cho đội bóng Nam Định là Tổng công ty Sông Đà (mà trụ sở công ty này là ở Hà Nội, cũng là nơi sông Đà không hề chảy qua!) Tui nghĩ bụng: nếu mai mốt chẳng may mà Xí nghiệp Dược Hậu Giang tài trợ cho đội bóng Đồng Nai thì mình sẽ gọi tên nó là Hậu Giang - Đồng Nai!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét