Nếu bạn là dân Sài Gòn thì khi nghe câu hỏi này theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ trả lời ngay: Ở quận 4 chớ ở đâu? Tất nhiên rồi, vì Bến Vân Đồn là con đường cặp theo rạch Bến Nghé ở quận 4.
Đường Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM
Thế nhưng nếu không phải dân Sài Gòn, bạn sẽ dừng một chút để suy nghĩ và trả lời rằng: Vân Đồn ở Quảng Ninh. Đúng luôn! Nhứt là thời gian gần đây sân bay Vân Đồn là nơi nhiều khách nước ngoài về Việt Nam và... đi cách ly.
Thương cảng Vân Đồn được hình thành từ thời Lý (1149), đến thời Trần đã phát triển tới hưng thịnh. Ngày nay Vân Đồn là một huyện của tỉnh Quảng Ninh. Trong lịch sử, trận Vân Đồn gắn liền với tên tuồi danh tướng Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288. Đó là lý do khiến Bến Vân Đồn được đặt thành tên một con đường ở Sài Gòn.
Tương tự như vậy, Bến Bạch Đằng thì ở Sài Gòn, nhưng sông Bạch Đằng lại ở Quảng Ninh và Hải Phòng.
Tây Đô là Cần Thơ. Ai cũng biết như vậy.
Ninh Kiều ở đâu?
Trời, Ninh Kiều ở Cần Thơ, ai mà hổng biết, nhứt là nó còn được nhắc đến trong bài Chiếc áo bà ba mà rất nhiều người thuộc:
Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Anh đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến bắc Cần Thơ
Thế nhưng đọc lại lịch sử bạn sẽ thấy: Trận Ninh Kiều là một trận thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra năm 1426, còn gọi là trận Chúc Động. Ninh Kiều là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), khi quân Minh tháo chạy qua sông, nghĩa quân Lam Sơn đã tập kích và chặt đứt cầu, quân Minh chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nhắc đến sự kiện này trong câu:
Ninh Kiều ngày ấy nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Năm 1957, tỉnh trưởng Phong Dinh (tức Cần Thơ) là ông Đỗ văn Chước đã cho lập nơi bến sông Cần Thơ một công viên cây kiểng và bến dạo mát. Sau đó, theo gợi ý của ông Ngô văn Tâm là trưởng ty nông nghiệp lúc ấy, ông Chước đã đệ trình lên tổng thống Ngô Đình Diệm xin đặt tên công viên và bến là Ninh Kiều. Tên Ninh Kiều được lấy theo địa danh lịch sử thời chống quân Minh như đã kể ở trên.
Bây giờ ở Cần Thơ có quận Ninh Kiều. Như vậy là Ninh Kiều ở Cần Thơ hay ở Hà Nội... cũng được!
Tây Đô ở Vĩnh Long?
Tây Đô ở Vĩnh Long?
Nếu có người nói Tây Đô ở Vĩnh Long sẽ bị cười hoặc... thông cảm, cho rằng sai vài chục cây số.
Thế nhưng hoàn toàn chính xác là Tây Đô ở Vĩnh Long, không sai đâu mà.
Xin nhắc rằng xưa kia Đông Đô là thành Thăng Long, còn Tây Đô là thành nhà Hồ, ở Thanh Hóa. Tây Đô, tức Thành nhà Hồ, xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc XÃ VĨNH LONG, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Vậy Tây Đô ở Vĩnh Long, đồng ý chưa nè?
Bình Dương ở Bình Định, Long Khánh ở Đồng Tháp?
Có lần đang ngồi ở Quy Nhơn nói chuyện với bạn bè, nghe mấy ảnh nói sáng mai có việc đi Bình Dương tới trưa mới về, tui nghĩ bụng sao từ Bình Định đi Bình Dương mà lẹ vậy? Hóa ra hổng phải. Bình Dương đây không phải tỉnh Bình Dương ở Đông Nam Bộ, mà là thị trấn Bình Dương thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, cách Quy Nhơn 70 km. Nói thêm là ở Phù Mỹ chẳng những có Bình Dương mà còn có cả... Long Khánh nữa! Đó là thôn Trinh Long Khánh, thuộc xã Mỹ Cát.
Có lần đang ngồi ở Quy Nhơn nói chuyện với bạn bè, nghe mấy ảnh nói sáng mai có việc đi Bình Dương tới trưa mới về, tui nghĩ bụng sao từ Bình Định đi Bình Dương mà lẹ vậy? Hóa ra hổng phải. Bình Dương đây không phải tỉnh Bình Dương ở Đông Nam Bộ, mà là thị trấn Bình Dương thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, cách Quy Nhơn 70 km. Nói thêm là ở Phù Mỹ chẳng những có Bình Dương mà còn có cả... Long Khánh nữa! Đó là thôn Trinh Long Khánh, thuộc xã Mỹ Cát.
Còn ở Đồng Tháp thì lại có đến 2 Long Khánh. Đó là xã Long Khánh A và xã Long Khánh B, thuộc huyện Hồng Ngự. Đặc biệt là bãi tắm cồn Long Khánh thuộc xã Long Khánh A là một điểm du lịch khá thu hút du khách!
Còn nhiều nơi trùng tên nữa, nhưng ngừng ở đây thôi, không khéo lại rối, chả biết ở đây là ở đâu nữa thì phiền lắm!
Phạm Hoài Nhân
Người xưa là lưu dân, đi xa lập nghiệp, có cht1 công danh vị thế cũng muốn nhắc nhở nguyên quán chôn nhau cắt rốn, lúc làm cũng không nghĩ như hiện giờ. Thực tế cõi phuong Nam trùng tên không dưới 50% nên chuyện thay đổi là bất khả thi, mà cũng nhờ Anh viết bài nên ôn cố tri tân, mong là lịch sử k lặp lại, nếu ngoan cố thì mình coi như họ tào lao đi, cám ơn và mong Anh tiếp tục có những bài viết như vầy(nhiều lắm nha Anh), coi rất đã mà dù chỉ quanh quẩn trong nhà, đưa con đi học.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa