Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:
Cách đó không xa là một di tích khác liên quan đến anh hùng Trương Định, đó là di tích Ao Dinh, nơi ông đã tuẫn tiết ngày 20/8/1864.
Ngôi mộ của Trương Định tọa lạc ở trung tâm thị xã Gò Công, nơi đây cũng là đền thờ ông và là di tích quốc gia.
Gò Công còn có tượng đài Trương Định, đường Trương Định là con đường lớn ở thị xã. Trương Định được xem như người con yêu kính của quê hương Gò Công.
Nếu Gò Công là nơi Trương Định chiến đấu và hy sinh thì làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi là quê cha đất tổ, nơi Trương Định được sinh ra và trải qua thời niên thiếu trong suốt 24 năm (1820 - 1844). Đó là mối liên kết Quảng Ngãi - Gò Công và là lý do vì sao nơi đây có đền thờ Trương Định trang trọng như vậy.
Dòng họ Phạm Đăng sống lâu đời và nổi tiếng ở Gò Công, trong đó nổi bật là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng. Ông trải qua nhiều chức quan và tước phẩm khác nhau dưới triều Nguyễn, với chức quan cao nhất từng nắm giữ là Thượng thư Bộ Lễ, tước cao nhất được phong: Đức Quốc công. Ông còn là cha của bà Từ Dụ (nhũ danh Phạm thị Hằng) tức cha vợ của vua Thiệu Trị và ông ngoại vua Tự Đức. Ông lại là cha chồng của công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh.
Khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Nơi đây hiện giờ là di tích cấp quốc gia.
Theo gia phả dòng họ Phạm Đăng: Ông Phạm Đăng Khoa là thủy tổ dòng họ theo chúa Nguyễn vào Đàng Trong ở Quảng Trị, rồi di chuyển vào Huế. Con trai ông Khoa là Phạm Đăng Tiên tiếp tục vào Nam làm Huấn đạo phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi bây giờ). Con trai ông Tiên là Phạm Đăng Dinh vào Gò Công lập nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ 17, được xem là ông tổ họ Phạm Đăng tại Gò Công. Con trai ông Phạm Đăng Dinh là Phạm Đăng Long. Ông Phạm Đăng Long chính là thân sinh của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.
Khi đó, khu vườn có diện tích 10.000 m², cổng thành nội được xây bằng đá ong, vôi và mật mía, nhà làm bằng gỗ. Còn phía trước trồng mía, lúa bao bọc dưới hàng tre của thành ngoại. Trải qua thời gian, hầu như khu đền thờ không còn lại nhiều dấu tích. Bây giờ chỉ còn lại bốn cây cột của thành nội, cửa sau trong khuôn viên quán cà phê Vườn Thích Lý, còn lũy tre già mới vài năm trước cũng đã bị chặt bỏ. Diện tích khu vườn hiện còn khoảng 4.000 m². (Thông tin trích từ báo Quảng Ngãi ngày 16/06/2019).
3.
Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây
Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.
Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận, Gò Công Đông.
Cách đó không xa là một di tích khác liên quan đến anh hùng Trương Định, đó là di tích Ao Dinh, nơi ông đã tuẫn tiết ngày 20/8/1864.
Ao Dinh ở Gia Thuận, Gò Công Đông, nơi anh hùng Trương Định hy sinh.
Ngôi mộ của Trương Định tọa lạc ở trung tâm thị xã Gò Công, nơi đây cũng là đền thờ ông và là di tích quốc gia.
Mộ và đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định ở thị xã Gò Công.
Gò Công còn có tượng đài Trương Định, đường Trương Định là con đường lớn ở thị xã. Trương Định được xem như người con yêu kính của quê hương Gò Công.
Thế nhưng không chỉ Gò Công có đền thờ Trương Định, một nơi khác cũng có ngôi đền thờ Trương Định uy nghi không kém và cũng vừa được công nhận di tích cấp quốc gia. Đó là đền thờ Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi.
Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi.
Nếu Gò Công là nơi Trương Định chiến đấu và hy sinh thì làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi là quê cha đất tổ, nơi Trương Định được sinh ra và trải qua thời niên thiếu trong suốt 24 năm (1820 - 1844). Đó là mối liên kết Quảng Ngãi - Gò Công và là lý do vì sao nơi đây có đền thờ Trương Định trang trọng như vậy.
2.
Nếu anh hùng Trương Định là nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất Gò Công, thì có lẽ trong lich sử dòng họ nổi tiếng nhất Gò Công là dòng họ Phạm Đăng, mà đến giờ di tích còn lại là Lăng Hoàng gia ở xã Long Hưng, thị xã Gò Công.
Dòng họ Phạm Đăng sống lâu đời và nổi tiếng ở Gò Công, trong đó nổi bật là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng. Ông trải qua nhiều chức quan và tước phẩm khác nhau dưới triều Nguyễn, với chức quan cao nhất từng nắm giữ là Thượng thư Bộ Lễ, tước cao nhất được phong: Đức Quốc công. Ông còn là cha của bà Từ Dụ (nhũ danh Phạm thị Hằng) tức cha vợ của vua Thiệu Trị và ông ngoại vua Tự Đức. Ông lại là cha chồng của công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh.
Khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Nơi đây hiện giờ là di tích cấp quốc gia.
Mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và nhà thờ họ Phạm Đăng trong khu di tích Lăng Hoàng gia.
Theo gia phả dòng họ Phạm Đăng: Ông Phạm Đăng Khoa là thủy tổ dòng họ theo chúa Nguyễn vào Đàng Trong ở Quảng Trị, rồi di chuyển vào Huế. Con trai ông Khoa là Phạm Đăng Tiên tiếp tục vào Nam làm Huấn đạo phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi bây giờ). Con trai ông Tiên là Phạm Đăng Dinh vào Gò Công lập nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ 17, được xem là ông tổ họ Phạm Đăng tại Gò Công. Con trai ông Phạm Đăng Dinh là Phạm Đăng Long. Ông Phạm Đăng Long chính là thân sinh của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.
Như vậy, gốc gác của dòng họ Phạm Đăng ở Gò Công cũng là từ Quảng Ngãi.
Có tư liệu cho rằng Thái hậu Từ Dũ với tấm lòng nhớ về gốc gác, quê hương đã xây nhà thờ tại Quảng Ngãi. Nhà thờ có tên là Tích Thiện Từ mà dân làng xung quanh hay gọi là chùa Thích Lý.
Khi đó, khu vườn có diện tích 10.000 m², cổng thành nội được xây bằng đá ong, vôi và mật mía, nhà làm bằng gỗ. Còn phía trước trồng mía, lúa bao bọc dưới hàng tre của thành ngoại. Trải qua thời gian, hầu như khu đền thờ không còn lại nhiều dấu tích. Bây giờ chỉ còn lại bốn cây cột của thành nội, cửa sau trong khuôn viên quán cà phê Vườn Thích Lý, còn lũy tre già mới vài năm trước cũng đã bị chặt bỏ. Diện tích khu vườn hiện còn khoảng 4.000 m². (Thông tin trích từ báo Quảng Ngãi ngày 16/06/2019).
Hai cây thiên tuế cao lớn ước chừng trên dưới 150 năm tuổi trong khuôn viên Vườn Thích Lý. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
3.
Như vậy tui vừa kể ra những con người, sự kiện nổi bật nhất của Gò Công đều có mối gắn bó mật thiết với Quảng Ngãi. Chắc có người sẽ nói: cũng thường thôi, vì có rất nhiều lưu dân từ miền Trung, miền Bắc vào Nam nên việc ở một địa phương miền Nam có nhiều người nổi tiếng ở cùng một địa phương miền Trung hay miền Bắc là chuyện chẳng có gì lạ.
Đúng vậy. Chẳng qua là tui phát hiện thấy điều gì thì ghi lại điều đó thôi, cũng là một cách tự mình ôn lại lịch sử. Ngoài ra còn một lý do phụ nữa: những phát hiện này tui tìm thấy khi về Gò Công thăm cô cháu gái đang sống tại đây. Ba của cô - là anh rể của tui - quê quán ở Quảng Ngãi!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét