30 thg 4, 2012

Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai linh

Quốc lộ 1 đến ngã ba Trung Lương thì rẽ làm hai, đi thẳng là vào thành phố Mỹ Tho còn rẽ phải là đi tiếp quốc lộ 1 để đến Vĩnh Long, Cần Thơ.

Từ đoạn này trở đi, quốc lộ 1 đi gần song song với sông Tiền, nhưng cách một đoạn khá xa. Nếu bạn đi thẳng vào Mỹ Tho, theo trục đường chính (đường Ấp Bắc - Nguyễn Trãi) rồi đến cuối đường bạn sẽ rẽ phải theo đường Lê thị Hồng Gấm. Con đường này đi cặp theo dòng sông Tiền. Ra khỏi thành phố Mỹ Tho, con đường trở thành tỉnh lộ 864. Đi 14 km, bạn sẽ đến đây:


Phía trước mặt, cách vài trăm mét, có một chiếc cầu mang tên cầu Rạch Gầm, bắc ngang con Rạch Gầm, bên trái là khu Di tích Rạch Gầm - Xoài Mút. Đây chính là nơi cách đây 227 năm (năm 1785) đã diễn ra trận thủy chiến lừng danh trong lịch sử Việt Nam: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

Chùa Vĩnh Tràng ở Mỹ Tho

Chùa Vĩnh Tràng là một danh thắng của tỉnh Tiền Giang, đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Chùa tọa lạc ngay trung tâm thành phố Mỹ Tho nên khá thuận tiện cho việc tham quan.

Bài viết về chùa Vĩnh Tràng khá nhiều, bạn có thể tham khảo tại: http://www.vncgarden.com/di-tich-danh-thang/chuavietnam-xuavanay/tien-giang/chua-vinh-trang 

Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, đến nay đã được 2 thế kỷ.


28 thg 4, 2012

Phượng già



Phượng già, phượng vẫn nở hoa
Người già, người vẫn ngóng chờ hè sang

(Ảnh chụp ở cù lao Ông Hổ, Long Xuyên)

27 thg 4, 2012

Hai Ẩu đã làm gì ở Trà Vinh?

Hai Ẩu đến Trà Vinh. Hắn đi chùa, để chứng tỏ lòng thành của mình.

Chùa Samrông Ek

Bước vào chùa Samrông Ek, điều đầu tiên thu hút hắn không phải là kiến trúc chùa, là đức Phật từ bi, mà là hình ảnh nude. Bán nude thôi, nhưng cũng đủ khiến Hai Ẩu nhìn ngắm say sưa...

21 thg 4, 2012

Ủa, tui đó sao?

Như bao nhiêu tỉnh thành khác ở Việt Nam, Đồng Nai có Liên hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật, thường gọi tắt là Liên hiệp Hội, viết tắt là DUSTA (Liên hiệp Hội của Việt Nam viết tắt là VUSTA).

Nếu bạn là người làm về khoa học kỹ thuật mà không biết đến Liên hiệp Hội thì là tệ lắm lắm. Bởi vậy, tui cũng phải biết đến và nhớ đến Liên hiệp Hội Tỉnh Đồng Nai.

Bữa nay rãnh rỗi, tui search trên Google coi thử Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban Chấp hành DUSTA gồm có những ai và cương lĩnh hoạt động của Hội là gì để mình còn biết và tham gia đóng góp cho nền khoa học kỹ thuật của tỉnh nhà.

Tui tìm ra được trang web sau đây có danh sách Ban chấp hành Hội: (Link)


Trong danh sách này, tui đọc được những cái tên quen quen, có người mất rồi (Chủ tịch). Đặc biệt, có một cái tên quen dễ sợ, ở dòng thứ 14. Tui cố nhớ coi mình quen cái ông này khi nào, ở đâu. Và rồi cuối cùng tui cũng nhớ ra. Đó chính là... tui!

Má ơi, vậy là bấy lâu nay tui là ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai. Vậy mà tui... quên hay là không biết! Cho dù quên hay là không biết thì cũng là... tội lỗi, tội lỗi!

Thôi chết rồi, vô vàn ân hận, xin tạ tội với giới khoa học kỹ thuật tỉnh tui! Hic, hic!

19 thg 4, 2012

Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!

Tên đường phố ở nước ta được đặt theo tên danh nhân lịch sử - văn hóa. Bỏ qua những chuyện ngớ ngẩn, kiểu như ở TPHCM có đường Trần Hưng Đạo A, Trần Hưng Đạo B (tức là có 2 ông Trần Hưng Đạo), hay có đường Đinh Tiên Hoàng không xa mấy đường Đinh Bộ Lĩnh (cứ coi như một đường đặt cho ông khi chưa làm vua, và một đường là đặt cho ông khi đã làm vua rồi)... thì tên đường cũng là một cách gợi cho ta nhớ lại lịch sử.

Lịch sử thì không phải ai cũng biết, cũng thuộc, cho nên nhiều khi đi trên con đường mang tên vị danh nhân ấy mà chẳng biết ông là ai, có công trạng như thế nào.

Ca dao (thời nay) có câu rằng:

Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!


18 thg 4, 2012

Gốm Bàu Trúc: Nắn bằng tay, xoay bằng... đít

Hi, xin được khẳng định rằng cái câu Nắn bằng tay, xoay bằng đít không phải tui tự đặt ra để câu view đâu, mà chính là tự xưng của dân làng nghề Bàu Trúc đó!

Làng Gốm cổ truyền Bàu Trúc có lịch sử hình thành từ rất xa xưa, nằm trên quốc lộ 1, cách Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm 7 km về phía Nam trên đường từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh và là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á...

Gốm Bàu Trúc hiện nay rất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới vì bản chất nghệ thuật đặc sắc, và vì hai đặc điểm hổng giống ai của nó.

Thứ nhất:

Để làm các đồ gốm dạng tròn (bình, chậu...) hầu như tất cả các nơi trên thế giới đều dùng bàn xoay. Khối đất sét được đặt trên một cái bàn xoay đều, nghệ nhân dùng tay tạo dáng cho sản phẩm. Ở Bàu Trúc thì không! Không có cái bàn xoay! Cục đất sét đứng yên và... người xoay. Bởi vậy nên họ mới gọi là: Nắn bằng tay, xoay bằng đít.

 Cục đất sét

Bắt quả tang một chốn khiêu dâm trắng trợn

Căn phòng ấy có ánh sáng mờ mờ. Mờ mờ đủ để thể hiện bản chất của nó là sự mờ ám, nhưng đủ sáng để người ta (ở đây là Hai Ẩu) nhìn vào là thấy ngay cảnh khiêu dâm trắng trợn.

Thủ sẵn máy ảnh trong tay, Hai Ẩu vội chộp ngay mấy bức ảnh để làm bằng chứng.

Đây, những người phụ nữ nằm ngửa tênh hênh, vú vê lộ liễu, xiêm y lột ra nằm nhàu nhĩ

Một đám phụ nữ nằm uốn éo, xiêm y quăng quật

15 thg 4, 2012

Em không nghe mùa thu

  • Công nghệ thông tin đã làm méo mó tiếng Việt. Ngôn ngữ chat, blog của tụi teen bây giờ thiệt hổng hiểu nổi. 
Cô bạn dạy văn của Hai Ẩu than thở như vậy. Hai Ẩu phản bác ngay:
  • Bạn cực đoan quá! Thiệt ra công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho việc giảng dạy văn học. Thí dụ: Người ta dùng Power Point để soạn giáo án điện tử, có hình ảnh, có âm nhạc… rất là trực quan sinh động. 
  • Đúng. Tui cũng soạn bài giảng bằng Power Point.

Được thể, Hai Ẩu tiếp tục lập luận: 
  • Ngoài bài giảng là công cụ giảng dạy trực tiếp trên lớp, giáo viên còn có thể tạo website, blog… để đưa bài giảng hoặc văn thơ trực tiếp lên đó, học sinh sẽ có ý kiến trao đổi, nhận xét qua mạng mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, có thể dùng công cụ chat để phụ đạo môn văn cho học sinh. 
  • Đúng. Tui cũng có blog riêng để đưa bài giảng lên, cũng đôi khi chat qua mạng để hướng dẫn thêm cho học sinh. 
Hai Ẩu khoái chí, cười hà hà:
  • Dzậy đó, bạn đã thừa nhận là công nghệ thông tin đã giúp ích quá nhiều cho việc dạy văn của mình rồi nhen! Còn than thở nỗi gì? 
Cô giáo chẳng nói chẳng rằng, cho Hai Ẩu xem một đoạn đối thoại dạy bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Đây là một đoạn Chat qua mạng giữa cô và trò, nội dung nó như vầy: (các bạn đọc xong cứ cho ý kiến, riêng Hai Ẩu quyết không có ý kiến gì hết!)

Cô giáo: 

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?



Học sinh: 
Oh, yeah! Em thề là em hok nghe j hết á!

Cô giáo: 
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?



Học sinh: 
Hụ hụ, em thề là em hem nghe mừ!

Cô giáo: 
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc


Học sinh: 
Ặc ặc, nói hông rùi mừ. Hỏi wài, chán wá!

Cô giáo: 
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô…



Học sinh: 
Wow, bít rùi. Ke ke ke, đó chính là cô jáo!
Hai Ẩu
Siêu thị Số - số 60 - tháng 8/2010

11 thg 4, 2012

Khổng Tử có bao nhiêu học trò?

Lâu rồi Khổng Tử đã lui về ẩn dật. Tưởng nhân thế đã quên Ngài, bỗng dưng có một cậu nhóc tuổi 9x đến tìm gặp. Cậu lễ phép hỏi:
  • Thưa đức Khổng Tử, chẳng hay Ngài có bao nhiêu học trò ạ?
Khổng Tử khẽ nhíu mày suy nghĩ, rồi trả lời:
  • Bản thân ta chẳng nhớ rõ mình có bao nhiêu học trò, nhưng theo hậu thế kiểm đếm dùm ta thì ta có khoảng 3.000 học trò, trong đó có 72 học trò giỏi, gọi là thất thập nhị hiền.
Nghe qua, cậu nhóc mỉm cười nói:
  • Có 3.000 học trò thôi à? Thưa đức Khổng Tử, Ngài có dùng Facebook không ạ? Ngài có lập fanpage chưa ạ?

10 thg 4, 2012

Chăn vịt ở phương Nam

Chăn vịt phương Nam
Thơ: Mường Mán

Tôi người trai Sông Hương
Lưu lạc về Sông Hậu
Như chim mỏi cánh đậu
Trên vồng đất quê em

Chòi tôi che hướng đông
Che dùm tôi ngọn gió
Em đùa: Anh chiếc lá
Bị bão dạt về Nam

9 thg 4, 2012

Mukhalinga là gì?

Linga là gì chắc mọi người đều đã biết. Xin nhắc lại một tí thôi: đó là biểu tượng sinh thực khí của người đàn ông, được thờ tại các kiến trúc tôn giáo của đạo Hindu. Tương tự như vậy là yoni, sinh thực khí của người đàn bà.

Những bậc hiền tài, có công lớn với đất nước, với xã hội, được nhân dân tôn kính sẽ được nhân dân trân trọng thờ cúng như một vị thần. Hình thức tôn kính trang trọng nhất là tạc gương mặt người đó lên... một cái linga. Linga có tạc hình mặt người gọi là mukhalinga.

Ở Việt Nam, linga có rất nhiều trong các kiến trúc tôn giáo của người Chăm, tuy nhiên mukhalinga thì rất hiếm. Có lẽ vì số nhân vật được người Chăm tôn thờ như vị thần không nhiều.

Muakhalinga (có lẽ là duy nhất) ở Việt Nam có thể chiêm ngưỡng được tại tháp Chàm Po Klong Garai (Phan Rang), trên mukhalinga này là gương mặt vị vua nổi tiếng của Chiêm Thành: Po Klong Garai (thế kỷ 12).

 Mukhalinga Po Klong Garai - Ảnh: Phạm Hoài Nhân


7 thg 4, 2012

Chuyện thương hiệu: Tui là Mọi!

Ninh Thuận là đất trồng nho. Đi xe trên quốc lộ 1 qua vùng đất này bạn có thể nhìn thấy những vườn nho bên đường, hoặc ghé vào một điểm dừng nào đó để mua nho, rượu nho, mật nho.... Thế nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận đi được vào các siêu thị, triển lãm, hội chợ thì chỉ có một: Nho Ba Mọi.

 Trong vườn nho Ba Mọi

6 thg 4, 2012

Trên quê hương cố tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu

Ông Nguyễn văn Thiệu sinh tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận).

Từ làng Tri Thủy, những đứa bé đi học phải qua một cái đầm lớn là đầm Nai. Như bao nhiêu đứa trẻ khác, cậu bé Nguyễn văn Thiệu phải hằng ngày lội qua cái đầm ấy rồi đi bộ 5-7 km để đến trường. Cởi quần áo ra, áo quần và cặp sách đội trên đầu, cậu bé lội quãng đường hơn nửa cây số dưới đầm.

 Bản đồ thôn Tri Thủy và đầm Nai

1 thg 4, 2012

Phạm Xuân Ẩn - điệp viên hoàn hảo - và tôi

Tui vô cùng ngưỡng mộ nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn. Ông là một điệp viên và cũng là nhà báo lỗi lạc tầm cỡ thế giới.

Như người ta vẫn nói: Thấy người sang bắt quàng làm họ, tui thấy rất sướng khi ông cùng họ Phạm với mình.

Có tài liệu nói rằng: Phạm Xuân Ẩn tên thật là Trần văn Trung, bí danh Hai Trung. Tui hụt hẫng quá, vậy chẳng lẽ ông họ Trần, không phải họ Phạm như mình sao?

Nhưng sau khi khảo sát kỹ, tui sướng trở lại, vì Phạm Xuân Ẩn tên thật là... Phạm Xuân Ẩn, còn Trần văn Trung tức Hai Trung mới chính là bí danh.

Sướng hơn nữa, khi được biết ông sinh ra ở Biên Hòa, tức là không chỉ đồng tộc mà còn là đồng hương nữa. Bằng chứng rõ rệt nhất chính là tấm thẻ học sinh của ông như ảnh dưới đây (ảnh chụp lại từ quyển Perfect Spy của Larry Berman)