Trước mặt chùa là Quan Âm đài, nằm trên một hồ lục bình ngan ngát, vừa tôn nghiêm, vừa xao xuyến cõi lòng.
29 thg 3, 2013
Quay đầu là bờ...
Ở Biên Hòa có một ngôi chùa, tên là chùa Đại Phước.
Đây không phải ngôi chùa cổ, vì chùa được xây năm 1930. Điều khiến bạn dừng chân là ngôi chùa rất đẹp, tọa lạc ở một không gian nên thơ, lãng mạn
27 thg 3, 2013
Zuckerberg đến Biên Hòa
Facebook mà chúng ta đang xài bắt đầu từ số vốn 1.000 USD (Một ngàn đô la Mỹ) của anh bạn Eduardo góp cho Zuckerberg. Sau đó nhờ sự môi giới của Sean Parker, nhà đầu tư Thiel đã đầu tư cho Zuck số tiền khổng lồ là 500.000 USD (Năm trăm ngàn). Nhờ cú đầu tư đó mà Zuckerberg đã xây dựng nên mạng xã hội Facebook như ngày hôm nay.
Mới đây Zuck nghe tin tại nước nọ người ta bỏ tiền ra làm mạng xã hội cho thanh niên (mà hổng biết thanh niên có xài không). Zuck hỏi: Bi nhiêu tiền? Để coi tui làm có được không.
Mới đây Zuck nghe tin tại nước nọ người ta bỏ tiền ra làm mạng xã hội cho thanh niên (mà hổng biết thanh niên có xài không). Zuck hỏi: Bi nhiêu tiền? Để coi tui làm có được không.
26 thg 3, 2013
Hạ vàng biển xanh
Trời nắng nóng. nên nhớ tới biển. Và bật nhạc nghe bài Hạ vàng biển xanh (tức là bài Derniers Basiers hoặc Sealed with a kiss).
25 thg 3, 2013
Tản mạn boléro
9 giờ tối thứ Bảy, anh gọi điện rủ tôi đi uống cà phê. Có lẽ để xả stress sau một tuần mệt nhọc làm việc. Lan man đủ thứ về văn chương, về xã hội, về kinh doanh, câu chuyện chuyển sang chủ đề âm nhạc. Quán cà phê đang mở nhạc Trịnh.
Anh nói:
- Tôi thích nhạc Trịnh, nhưng cũng thích những bài bolero mà người ta thường gọi là nhạc sến. Người ta thường nói đó là nhạc rẻ tiền, nhưng hãy nghe kỹ mà xem, những lời ca thật đẹp mà đậm chất nhân văn.
Anh thí dụ bằng những ca khúc của Trầm Tử Thiêng. Anh nhầm lẫn rằng Trầm Tử Thiêng và Trần Thiện Thanh là một, và nhắc tôi rằng Trầm Tử Thiêng quê ở Quảng Nam (hì, đó là quê anh - thật ra , Trầm Tử Thiêng quê ở Đại Lộc, Quảng Nam, còn Trần Thiện Thanh quê ở Phan Thiết).
Từ Chuyện một chiếc cầu đã gãy (tôi lẩm nhẩm hát theo)
Cầu êm bóng xa xa nắng tre rập đường
Áo trắng về trắng cầu quê hương
Áo trắng về trắng cầu quê hương
mỗi lần chiều tan trường
24 thg 3, 2013
Có ai qua vùng hỏa tuyến?
Dạo 1966, 1967 - tức là những năm tôi khoảng 7, 8 tuổi - cứ mỗi sáng ba đi làm, má đi chợ, tôi ở nhà giữ nhà và giữ em. Những lúc ấy mở radio nghe cho đỡ chán. Có một bài hát mà đài phát thanh Sài Gòn phát liên tục, ngày này qua ngày nọ, đó là bài Thương về vùng hỏa tuyến (của nhạc sĩ Lê Minh Bằng).
Giai điệu bài hát hay là một lẽ, nghe nhiều trong thời thơ ấu khiến tôi nhập tâm, thuộc lòng, và rất thích bài hát này.
Của đáng tội, đây là một bài hát tuyên truyền của chế độ VNCH, lên án... quân xâm lăng Bắc Việt (mặc dù trong toàn bộ bài hát không có chữ nào nói đến Cộng sản hay Bắc Việt, chỉ nhắc đến mái tranh, lũy tre, luống khoai nương cà...). Xin mạn phép ghi lại toàn bộ lời bài hát ở đây:
Giai điệu bài hát hay là một lẽ, nghe nhiều trong thời thơ ấu khiến tôi nhập tâm, thuộc lòng, và rất thích bài hát này.
Của đáng tội, đây là một bài hát tuyên truyền của chế độ VNCH, lên án... quân xâm lăng Bắc Việt (mặc dù trong toàn bộ bài hát không có chữ nào nói đến Cộng sản hay Bắc Việt, chỉ nhắc đến mái tranh, lũy tre, luống khoai nương cà...). Xin mạn phép ghi lại toàn bộ lời bài hát ở đây:
23 thg 3, 2013
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!
Thông báo đóng cửa từ ngày 1/12/2012, nhưng Multiply vẫn thoi thóp trong vài tháng, để rồi chính thức tắt thở hồi giữa tháng Ba vừa qua.
Mặc dù chuẩn bị tinh thần từ lâu, nhưng những người sử dụng Multiply vẫn cảm thấy xúc động, nghẹn ngào khi truy cập vào trang web thân quen multiply.com của mình thì đã cửa đóng then cài.
Ồ, nhưng Multiply vẫn còn đó mà, nó chỉ đóng cửa đối với người Việt Nam - hay nói đúng hơn, là đóng bản Multiply quốc tế thôi. Multiply Indonesia và Phillipines vẫn còn, thậm chí hoạt động tốt hơn trước nữa. Đây là trang Multiply của Indonesia:
Mặc dù chuẩn bị tinh thần từ lâu, nhưng những người sử dụng Multiply vẫn cảm thấy xúc động, nghẹn ngào khi truy cập vào trang web thân quen multiply.com của mình thì đã cửa đóng then cài.
Ồ, nhưng Multiply vẫn còn đó mà, nó chỉ đóng cửa đối với người Việt Nam - hay nói đúng hơn, là đóng bản Multiply quốc tế thôi. Multiply Indonesia và Phillipines vẫn còn, thậm chí hoạt động tốt hơn trước nữa. Đây là trang Multiply của Indonesia:
Vẫn là Multiply đó, vẫn CEO là Stefan Magdalinski (là người đã viết bức thư lâm ly giã từ trên Multiply mà các bạn đã đọc trong thời gian qua), nhưng Multiply bây giờ không còn là trang mạng xã hội như ngày xưa nữa, mà là trang thương mại điện tử thuần túy.
22 thg 3, 2013
Áo cưới trước cổng chùa
Áo cưới trước cổng chùa là tên một vở cải lương rất nổi tiếng của soạn giả Kiên Giang.
Ngôi chùa được nhắc đến trong vở cải lương trên là một ngôi chùa có thật và cũng rất nổi tiếng. Đó là chùa Phù Dung ở Hà Tiên.
Đồng Nai cũng có áo cưới trước cổng chùa, và có... Hai Ẩu, thay cho soạn giả Kiên Giang, xin giới thiệu đến các bạn để làm rạng danh tỉnh mình.
Đó là ngôi chùa này nè các bạn:
Ngôi chùa được nhắc đến trong vở cải lương trên là một ngôi chùa có thật và cũng rất nổi tiếng. Đó là chùa Phù Dung ở Hà Tiên.
Đồng Nai cũng có áo cưới trước cổng chùa, và có... Hai Ẩu, thay cho soạn giả Kiên Giang, xin giới thiệu đến các bạn để làm rạng danh tỉnh mình.
Đó là ngôi chùa này nè các bạn:
21 thg 3, 2013
Đông như chùa Bà Đanh!
Chùa Bà Đanh là
một ngôi chùa nổi tiếng, không phải bởi quy mô hoành tráng hay kiến trúc đặc
sắc, cũng không phải bởi sự linh thiêng, mà bởi nó… vắng! Chùa Bà Đanh vắng một
cách lẫy lừng thiên hạ đến nỗi có câu
thành ngữ: Vắng như chùa Bà Đanh!
Chùa Bà Đanh có
tên chữ là Bảo Sơn tự, tọa lạc tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm bên bờ
sông Đáy, giữa một khu rừng hoang vắng. Có lẽ vì vậy mà có câu Vắng như chùa Bà Đanh. Thế nhưng
đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ chùa đâu có vắng! Khách đến chùa ngoài phật
tử còn có khách du lịch đến ngoạn cảnh, vì cảnh quan nơi đây rất đẹp, nhưng
đông nhất là những người khách tò mò đến để xem vắng như chùa Bà Đanh là như thế nào! Thế nên chùa rất đông, đông như chùa Bà Đanh!
Vậy là có một nghịch
lý: vì chùa Bà Đanh quá vắng, vắng đến
mức nổi tiếng, cho nên chùa Bà Đanh quá đông!
Trăm năm đàn bướm bay
Có một vài lần cô cảm thấy chúng bay lượn ngay trên đầu mình ở trong rạp phim. Nhưng khi Maurixiô Babilônia bắt đầu theo đuổi cô giống như một bóng ma mà chỉ một mình cô nhận ra giữa đám đông, thì cô hiểu rằng những con bướm vàng này có mối liên hệ mật thiết với anh. Maurixiô Babilônia luôn luôn có mặt ở giữa đám đông trong các buổi hoà nhạc, trong rạp phim, trong lễ mixa và cô chẳng cần phải nhìn thấy anh mới phát hiện ra anh vì những con bướm vàng đã chỉ chỗ anh đứng.
20 thg 3, 2013
Ta như con chuồn chuồn, ngủ trên đầu ngọn cỏ cùng cơn mưa. ..
1.
Đó là lời bài hát Ngứa cổ hát chơi của nhạc sĩ Trần Thanh Sơn ra đời cách nay mười mấy năm.
Lời và nhạc bài hát bùi ngùi, buồn buồn như mang một nỗi cô đơn nào đó.
Ta như con chuồn chuồn
ngủ trên đầu ngọn cỏ cùng cơn mưa.
Em như hoa nở muộn
trong đêm gần dịu dàng đòi đưa hương.
Và ta chẳng hẹn mà tìm nhau.
Và ta chẳng hẹn mà tìm nhau.
Hồi ấy tôi rất thích nghe bài hát này với giọng ca Đỗ Quang và Kim Thoa.
Lời và nhạc bài hát bùi ngùi, buồn buồn như mang một nỗi cô đơn nào đó.
Ta như con chuồn chuồn
ngủ trên đầu ngọn cỏ cùng cơn mưa.
Em như hoa nở muộn
trong đêm gần dịu dàng đòi đưa hương.
Và ta chẳng hẹn mà tìm nhau.
Và ta chẳng hẹn mà tìm nhau.
Hồi ấy tôi rất thích nghe bài hát này với giọng ca Đỗ Quang và Kim Thoa.
14 thg 3, 2013
Chuyện 1001 đêm: Ông thần ve chai
Ngày xưa, lâu lắm rồi (khoảng năm 2013), tại một làng quê ven biển có ông lão đánh cá nghèo khó nhưng rất cần cù. Một buổi sớm tinh mơ, như mọi sớm mai khác, ông ra biển đánh cá. Buồn thay, ông lão quăng mấy mẻ lưới mà chỉ được toàn cành khô, rác rưởi, trong lưới loảng xoảng tiếng vỏ lon bia va chạm vào nhau. Vừa cằn nhằn rằng biển càng ngày càng dơ do phát triển du lịch, ông lão vừa quăng ra mẻ lưới cuối cùng, thầm mong sẽ có nhiều cá !
Lần này tấm lưới cũng nằng nặng làm lòng ông mừng khấp khởi. Ôi trời, khi kéo lên thì chẳng có cá, chẳng có rác, cũng chẳng có vỏ lon bia mà chỉ có… một chai bia. Chán như con gián, ông buồn tình quan sát chai bia và ngạc nhiên thấy rằng đây chẳng phải chai bia rỗng! Nắp chai còn vặn chặt, điều đó chứng tỏ bên trong chai còn bia. Ông lão nhủ thầm: còn nước còn tát, còn bia còn uống, không có cá để ăn thì khui bia để uống vậy! Thế là ông lão đánh cá khui chai bia.
Bụp một cái, có làn khói xám từ trong chai bay ra, vươn lên trời cao rồi làn khói từ từ tụ lại thành hình một… ông thần.
Lần này tấm lưới cũng nằng nặng làm lòng ông mừng khấp khởi. Ôi trời, khi kéo lên thì chẳng có cá, chẳng có rác, cũng chẳng có vỏ lon bia mà chỉ có… một chai bia. Chán như con gián, ông buồn tình quan sát chai bia và ngạc nhiên thấy rằng đây chẳng phải chai bia rỗng! Nắp chai còn vặn chặt, điều đó chứng tỏ bên trong chai còn bia. Ông lão nhủ thầm: còn nước còn tát, còn bia còn uống, không có cá để ăn thì khui bia để uống vậy! Thế là ông lão đánh cá khui chai bia.
Bụp một cái, có làn khói xám từ trong chai bay ra, vươn lên trời cao rồi làn khói từ từ tụ lại thành hình một… ông thần.
13 thg 3, 2013
Có một cái hồ, tên là hồ Hồ...
Có một cái hồ, tên là hồ Hồ...
Đó là hồ Lắk ở Buôn Ma Thuột.
Trong tiếng Ê đê, Lắk có nghĩa là hồ. Vậy hồ Lắk dịch ra tiếng Việt là... hồ Hồ, còn dịch ra tiếng Ê đê là... Lắk Lắk.
Chữ hồ trong tiếng Anh là lake, viết và phát âm gần giống Lắk. Do đó, người Anh sẽ đọc là Lak lake, hoặc là Lake lake... cho tiện...
12 thg 3, 2013
Cà phê chồn
Các bạn ghiền cà phê chắc đã từng nghe đến cà phê chồn, hoặc cụ thể hơn là cà phê cứt chồn?
Đó là loại cà phê đặc biệt ngọn và đặc biệt mắc. Xuất xứ của cà phê chồn là thế này: Con chồn nó ăn trái cà phê, rồi ị ra. Người ta lượm cục c.. đó, rửa sạch, rang xay lên thành cà phê chồn.
Tại sao cà phê chồn ngon?
Người ta giải thích bằng 2 lý do:
1. Khi con chồn ăn cà phê, nó lựa trái chín, ngon. Như vậy xem như ta có một sự tuyển lựa, thay vì cà phê hái đại trà sẽ có cả trái chín lẫn chưa chín, ngon lẫn không ngon.
2. Trái cà phê vào trong hệ tiêu hóa của con chồn, enzyme từ dạ dày của nó tạo ra vị đặc biệt của hạt cà phê.
11 thg 3, 2013
Thịt chuột
Đây là món thịt chuột. Chuột đồng, ở Long Xuyên.
Thịt chuột đồng là một món đặc sản của miền Tây Nam bộ, được chế biến thành nhiều món khác nhau. Có người rất thích ăn, coi đó là món không thể bỏ qua khi đến miền Tây. Có người nghe nói tới thịt chuột thì ghê, không dám ăn. Nhất là nếu nhìn thấy con chuột còn sống như vầy:
8 thg 3, 2013
Có nên tuyển nhân viên IT là nữ?
Bài này viết lâu lắm rồi, từ dịp 8 tháng 3 năm 2005. Nay nhân dịp 8 tháng 3 xin post lại.
__________
Người ta bảo thời nay nam nữ bình quyền. Nam làm tin học thì nữ cũng làm tin học.
Thế nhưng cứ bước vào một công ty máy tính, bạn sẽ thấy giới liễu yếu đào tơ có làm tin học thì chỉ làm phần mềm thôi, hoặc là phụ trách mảng kinh doanh máy tính, chứ còn lĩnh vực phần cứng gần như dành hẳn cho các đấng nam nhi.
Bởi vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên khi một ngày nọ có một cô bé bước vào công ty tôi xin việc làm, mà lại xin vào chân kỹ thuật viên phần cứng!
Thế nhưng cứ bước vào một công ty máy tính, bạn sẽ thấy giới liễu yếu đào tơ có làm tin học thì chỉ làm phần mềm thôi, hoặc là phụ trách mảng kinh doanh máy tính, chứ còn lĩnh vực phần cứng gần như dành hẳn cho các đấng nam nhi.
Bởi vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên khi một ngày nọ có một cô bé bước vào công ty tôi xin việc làm, mà lại xin vào chân kỹ thuật viên phần cứng!
5 thg 3, 2013
Thấy người sang bắt quàng làm họ
Tui đi ra Nam Định viếng đền Trần. Đền Trần không chỉ là một ngôi đền, mà là quần thể nhiều ngôi đền: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa...
Đền Trần thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, các vua nhà Trần, tôn tộc nhà Trần... nói chung là những bậc đế vương, công thần, danh tướng... họ Trần.
Đặc biệt Đức Thánh Trần còn đi vào tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam với tư cách là Đức Thánh Cha. Đạo Mẫu có ban Trần Triều thờ Trần Hưng Đạo cùng các con trai, con gái của Ngài (dĩ nhiên là họ Trần).
Đi quanh các đền Trần, thấy đâu đâu cũng tôn vinh các bậc danh nhân họ Trần (các con đường ở khu vực này cũng được đặt tên theo các vị họ Trần) mà lòng tui thấy xốn xang. Tục ngữ có câu "Thấy người sang bắt quàng làm họ", tui tiếc quá vì mình họ Phạm, chứ nếu mà họ Trần thì tui sẽ tự xưng là cháu chắt mấy mươi đời của Đức Thánh Trần cho mà xem.
Đền Trần thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, các vua nhà Trần, tôn tộc nhà Trần... nói chung là những bậc đế vương, công thần, danh tướng... họ Trần.
Đặc biệt Đức Thánh Trần còn đi vào tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam với tư cách là Đức Thánh Cha. Đạo Mẫu có ban Trần Triều thờ Trần Hưng Đạo cùng các con trai, con gái của Ngài (dĩ nhiên là họ Trần).
Đi quanh các đền Trần, thấy đâu đâu cũng tôn vinh các bậc danh nhân họ Trần (các con đường ở khu vực này cũng được đặt tên theo các vị họ Trần) mà lòng tui thấy xốn xang. Tục ngữ có câu "Thấy người sang bắt quàng làm họ", tui tiếc quá vì mình họ Phạm, chứ nếu mà họ Trần thì tui sẽ tự xưng là cháu chắt mấy mươi đời của Đức Thánh Trần cho mà xem.
Trước cổng đền Trần
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)