30 thg 12, 2015

Họp mặt đầu năm

Bạn bè học cùng lớp, sau mấy mươi năm ra đời tứ tán mọi phương, khó lòng liên hệ được với nhau chớ đừng nói chi gặp mặt. Tui và vài ông bạn già yên phận ở lại miền quê này mần ruộng, còn đa số bạn bè đều đi lên thành phố lập nghiệp, có đứa còn đi ra nước ngoài. Ấy vậy mà đùng một cái, nhờ Phây-búc và điện thoại di động, mọi người đều biết tin tức về nhau, ngày nào cũng liên lạc được với nhau. Anh thấy có hay hông?


27 thg 12, 2015

Tên em như một bài thơ

Em tên là lá mơ. Bỏ qua chuyện em thường được ăn chung với thịt chó (bị nhiều người lên án) thì cái tên lá mơ của em thiệt là nên thơ, hữu tình. Nhưng đó là tên gọi ở miền Bắc, còn dân Nam bộ thì rất phàm phu tục tử, họ gọi em là lá thúi địt. Sao kêu dzậy? Thì cứ vò cái lá của em thử coi, em sẽ tỏa ra một cái mùi rất ư là... thúi địt!



23 thg 12, 2015

Vé số muôn năm

Cách đây nhiều năm, tui từng tiên đoán nghề bán vé số sẽ dẹp tiệm bằng câu chuyện sau:

Bà già cầm xấp vé số bước vào quán, miệng rao: Vé số chiều xổ đêêê! Vé số chiều xổ đêêê!

Thấy một ông lão râu tóc bạc phơ đang ngồi uống bia, ra dáng dân nhàn nhã, sang trọng, bà bước đến mời chào: Mua dùm bà lão mấy vé đi ông anh ơi! Phật Trời phù hộ chiều nay ông anh trúng độc đắc.

Ông già vênh râu nhìn bà già bán vé số, nói: Nhìn kỹ lại đi bà già ơi, ta là Tiên mà. Đã là Tiên thì muốn có gì chỉ việc hô biến là có, cần chi phải mua vé số hả?

Bà già trố mắt nhìn. Ờ, chắc là Tiên thiệt. Bà lên tiếng cầu xin:

  • Ông ơi, ông là Tiên thiệt hả? Tiên có phép phải hông? Vậy Tiên giúp cho bà già khốn khổ này vài điều ước đi. 
Ông Tiên (đó là ta đoán vậy) tu một ngụm bia rồi trả lời bà già:
  • Cũng được, đã là Tiên thì phải giúp người nghèo khổ. Bà nói thử coi bà ước muốn, cầu xin điều gì để ta xem có thể giúp được không. 

14 thg 12, 2015

Đình thần Tân Bản

Tân Bản là một ấp thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Ở Bửu Hòa có 2 di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là đình Mỹ Khánh (đền thờ Nguyễn Tri Phương) và chùa cổ Long Thiền được nhiều người biết đến. Đình thần Tân Bản ít được nhắc tới.

Đình thần Tân Bản nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương.


Con đường vào đình thần Tân Bản

10 thg 12, 2015

Có những khi tình đời đẹp quá...

Tôi về Long Khánh dự đám tang ở gia đình một người thân. Gia đình theo công giáo, sau nghi thức tang lễ, tôi ngồi trò chuyện cùng người anh là tang chủ.

Trong không khí trầm lắng của đám tang, một giọng ca và tiếng đàn da diết, truyền cảm vang lên. Lặng lẽ nơi góc vườn, một người phụ nữ ngồi đơn độc vừa đánh đàn vừa hát. Giọng ca của chị không khỏe, không vang, nhưng nó như thoát ra từ cõi lòng và như quyện lấy hồn ta trong phút giây tiễn biệt.



Mong ước kỷ niệm xưa

Các bạn còn nhớ cái thuở xa xưa hông? Hồi mới có Internet và mới có website đó. Hồi đó đâu dễ gì có trang web đâu. Tui nhớ hồi đó mình kiếm đâu được chỗ cho làm trang web miễn phí, đưa thông tin của mình lên đó. Ối trời, mở máy tính lên, truy cập web (tên miền là của người ta, mình “quá giang” thôi) cho bạn bè coi thấy có cái hình chân dung và mấy hàng tiểu sử của mình trên Internet là thấy mình oai nhứt thiên hạ rồi. Bao ánh mắt nhìn mình trầm trồ ngưỡng mộ, vì đâu phải ai cũng biết làm như vậy đâu chớ!

Rồi tới khi mới có YouTube, đưa cái clip mấy giây của mình lên rồi cho bà con coi. Ai nấy há hốc miệng kêu lên: Ui, coi ổng lên ti-dzi kìa! Thiệt là khoan khoái!

Cuộc đời dâu bể. Nhiều năm trôi qua, bây giờ ai cũng đưa hình của mình lên mạng được hết. Đưa mọi lúc, mọi nơi. Video clip cũng được đưa lên cả trên Facebook và YouTube. Ai không có hình ảnh hay nội dung gì trên Internet mới được coi là… người của bộ lạc thời tiền sử.

8 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.



7 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ở Sài Gòn có một điểm đến 3 trong 1, cùng tại địa chỉ số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đó là Thảo cầm viên - Bảo tàng - Đền thờ Hùng Vương. Từ hồi tui còn nhỏ xíu, mỗi lần nghỉ hè được cho đi Sài Gòn chơi, là thế nào cũng được tới đây, và thăm cả 3 nơi này. Thật ra, đi chơi Sở thú (Thảo cầm viên) là chính, 2 nơi còn lại chỉ là sẵn tiện thăm qua thôi.

Mặc dù cùng một địa chỉ, nhưng Thảo cầm viên và Bảo tàng do những đơn vị quản lý khác nhau (khuôn viên bảo tàng được tách ra khỏi thảo cầm viên). Còn đền thờ Hùng Vương thì nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên, nhưng lại thấy website của Bảo tàng xem đó là một bộ phận của bảo tàng. Không biết đền thờ có thuộc sự quản lý của Bảo tàng không hay lại thuộc một đơn vị thứ ba?


4 thg 12, 2015

Rước dâu bằng chiếc xe bò

Từ khi tôi sinh ra là đã không có dịp đi xe bò nữa, chỉ thấy xe bò chở rơm, chở nông sản thôi (có lẽ ở miền quê lúc ấy người ta vẫn còn di chuyển bằng xe bò, nhưng tôi sống ở tỉnh). Thế nhưng tôi được kể rằng lúc Ba cưới Má thì rườc dâu bằng chiếc xe bò (lúc ấy tôi ở đâu mà không nhìn thấy nhỉ?). Xe bò lúc lắc đưa dâu qua những con đường lầy lội trong rẫy.


Chuyện ấy ở thập niên 1950 chắc không lạ, nhưng khi tôi lớn lên thì lạ, và bây giờ dĩ nhiên là quá lạ. Giờ mỗi khi đọc tin đám cưới rước dâu bằng giàn xe sang tiền tỷ, tôi lại thầm nghĩ nếu ai rước dâu bằng xe bò chắc là chơi nổi lắm, được đưa tin nóng hổi lên mạng ngay!