Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis Finot. Bảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.
Hiện giờ phần ngoại thất của bảo tàng vẫn giữ kiến trúc cổ, các kiến trúc sư Pháp đã nỗ lực kết hợp giá trị kiến trúc Pháp và kiến trúc Đông Dương.
Tôi có một buổi sáng rãnh rỗi ở Hà Nội vá quyết định vào tham quan bảo tàng này. Như hầu hết các bảo tàng ở Hà Nội, nơi đây ngoài vé vào cửa còn phải mua thêm vé... chụp hình nữa. Nhưng đành phải mua thôi chứ biết làm sao, chẳng lẽ vô coi mà không chụp hình?
Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng rộng khoảng 2.000 m2, được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử, gồm bốn phần trọng tâm:
- Phần thứ nhất: Việt Nam thời tiền sử
- Phần thứ hai: Từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
- Phần thứ ba: Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Phần thứ tư: Phòng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa
Ngoài ra, tại từng thời điểm có những trưng bày chuyên đề, như tại thời điểm tôi tham quan thì có trưng bày Tượng gốm cổ Việt Nam.
Nhưng mà thôi, đã mua vé chụp hình rồi nên tôi tranh thủ chụp tá lả cho khỏi uổng tiền và post lên đây cho bà con coi chơi vậy, không theo lớp lang nào hết.
Như đây là các tượng gốm cổ Việt Nam:
Đây là những mũi tên đồng thời An Dương Vương, được tìm thấy ở thành Cổ Loa:
Đây là cọc Bạch Đằng
Mô hình trận Chi Lăng, Lê Lợi đánh quân Minh
Mô hình trận Bạch Đằng, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
Tranh vẽ trận Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông
Ngai vàng của vua nhà Nguyễn (nếu cho tôi làm vua, dứt khoát không ngồi ngai này, không êm tí nào!)
Long bào của vua nhà Nguyễn (tương tự như trên, nếu cho tôi làm vua, dứt khoát không mặc áo này, nực thấy bà cố luôn!)
Các tượng đá triều Lý:
Còn đây là các tượng điêu khắc Chămpa
Vì tôi đi chỉ có một mình, không ai chụp hình cho nên đành chụp tự sướng với các tượng đá Chămpa và tự hào là so với gương mặt của tượng thì mình... đẹp trai hơn
Hoặc là cứ coi như tôi là một trong các... cổ vật được trưng bày ở đây đi nha!
Vì là bảo tàng quốc gia, tập trung nhiều hiện vật nên số cổ vật ở đây nhiều hơn hẳn ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM. Lượng người đến tham quan cũng đông hơn nhiều. Trong hình dưới đây là đoàn các em học sinh đến tham quan theo giờ học lịch sử ngoại khóa, có người thuyết minh.
Tham quan bên trong xong, bước ra ngoài uống cà phê ở một quán sang trọng trong khuôn viên bảo tàng. Điều thú vị là bước sang quán cũng là một hiện vật cổ
Đây là một chiếc cầu đá ở Nam Định được xây dựng vào thời Lê trung hưng (cuối thế kỷ 18). Ở xa kia, chỗ những chiếc ghế trắng chính là quán cà phê.
Tóm lại là đã có một buổi sáng thú vị. Cũng đáng tiền và đáng thời gian đấy chứ!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét