Thí dụ vầy:
Em ơi!
Ơi!
Tui dám cá là chỉ cần nghe âm điệu của 2 chữ ơi trong 2 câu trên là có thể đoán được tình cảm của 2 nhân vật này đối với nhau, có khi còn hàm xúc hơn cả câu Anh yêu em, em yêu anh nữa.
Ơi!
Tui dám cá là chỉ cần nghe âm điệu của 2 chữ ơi trong 2 câu trên là có thể đoán được tình cảm của 2 nhân vật này đối với nhau, có khi còn hàm xúc hơn cả câu Anh yêu em, em yêu anh nữa.
Mệnh đề tận cùng bằng ơi không phải câu hỏi, nhưng lại đòi hỏi phải có câu trả lời. Trong hoàn cảnh nào đó Em ơi! có thể tương đương với câu Em có yêu anh hông? nhưng nhẹ nhàng âu yếm hơn biết chừng nào. Và câu trả lời Ơi! tương đương với câu Dạ, có! và cũng rất nhẹ nhàng, đằm thắm. (Tùy theo âm điệu, có thể hổng phải là Dạ, có! mà là Tui đây, ông muốn gì?)
Dzậy đó, chữ ơi trong tiếng Việt mình hay thiệt, có thể thể hiện được tình cảm âu yếm thiết tha, hay mệnh lệnh, hoặc sự hằn học, tức tối…
Thử dịch 2 câu trên (gồm 3 chữ) qua tiếng Anh coi! Chắc dịch như vầy:
My darling!
Yeah!
Hi hi, chưa chắc đúng à nghen!
Ông bà mình biết chữ ơi rất độc đáo nên tận dụng nó quá chừng. Anh ơi, em ơi, mình ơi, chị ơi, cô gì đó ơi… rồi tiến lên đến Má ơi! Ông nội ơi!... và lên tới mức tột đỉnh là Trời ơi! (còn cái nữa là Mèng đéc ơi hay Chèng đéc ơi, mà tui chịu, hổng biết là kêu ai. Chắc là Trời đất ơi??)
Tới Trời ơi! thì kêu mà hổng phải kêu, vì hổng cần Trời trả lời (ổng mà Ơi một cái mới là… phát hoảng).
Chữ Trời ơi coi dzậy mà nhiều nghĩa lắm à nhen. Thử coi mấy trường hợp sau đây:
Em yêu anh!
Trời ơi!
Cái chữ Trời ơi! ở vế sau ấy, có thể hiểu là:
- Sự sung sướng (Trời ơi! Sướng quá!)
- Sự ngạc nhiên (Trời ơi! Thiệt dzậy sao?)
- Sự hoảng hốt (Trời ơi! Chết tui rồi!)
- Sự đau khổ (Trời ơi! - tiếng than thở của người thứ ba khi nghe câu này)
- Sự vv và vv (các bạn tự chế đi nghen)
Rơi vô tay người Bắc thì Trời ơi biến thành Ối giời ơi. Một lần nữa, bạn thử thay chữ Ối giời ơi dzô các chữ Trời ơi trên coi sao? Lại khác, phải hông?
Quay trở về miền Nam, chữ Trời ơi được tận dụng triệt để cho việc... dzô vọng cổ. Bởi vì dzô vọng cổ bằng Trời ơi thì nó mùi hết biết. Thí dụ thì vô số kể, chỉ xin dẫn một câu vọng cổ "kinh điển" mà bất kỳ người dân miền Tây Nam bộ nào cũng thuộc. Nó như vầy:
Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... (ớ ơ ơ ờ) Hà!
Dzỗ tay đi, bà con ơi!
Hai Ẩu
Từ ơi này là do ảnh hưởng của ngôn ngữ Khmer thôi
Trả lờiXóa