27 thg 11, 2017

Khởi nghiệp

1.
Bạn tui là một chuyên gia có tiếng, anh ấy là giảng viên dạy về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp đã mấy mươi năm nay. Ảnh kể câu chuyện này, tựa là "Trí khôn của loài cọp"


25 thg 11, 2017

Nhà quê ra thành phố

Từ sau 30/4/75, tui ở miết Long Khánh, hổng có dịp đi Sài Gòn. Hừ, lúc đó làm gì có chuyện đi chơi, chỉ có làm chuyện vinh quang là đi lao động ở quê nhà thôi. Mãi tới mùa hè năm 1977 mới có dịp đi Sài Gòn, đó là đi thi đại học.

Hồi đó đi ra khỏi nơi cư trú là cả một sự trần ai gian khổ. Phải ra đồn công an xin Giấy phép đi đường, giấy tạm vắng - tạm trú... Ra bến xe mua vé xe cũng là chuyện không đơn giản, xe thì ít (chất lượng thì vô cùng cà chớn) mà người đi thì đông nên xếp hàng chờ mua vé xe cả tiếng đồng hồ nếu không có giấy ưu tiên (mà tui không phải gia đình cách mạng, không phải thương binh, lại càng không phải là liệt sĩ nên làm gì có giấy ưu tiên!).

Đây là giấy phép đi đường của tui, phải ra đồn công an xin mới được đi Sài Gòn để thi đại học. Tới nơi còn phải xin chứng thực tạm trú nơi đến để về trình báo.

24 thg 11, 2017

Sài Gòn trong tuổi thơ tui

Tuổi thơ tui là ý nói trước 1975, từ nhỏ cho tới 16 tuổi. Một thằng nhóc ở tỉnh lẻ Long Khánh, cách Sài Gòn 80 cây số. Hồi đó cơ hội duy nhứt để đi Sài Gòn chơi là dịp nghỉ hè mỗi năm. Đi Sài Gòn chơi là phần thưởng cuối năm học nếu mà học giỏi. Cũng may là hồi đó học giỏi đều nên thường là được thưởng, có năm vì lý do nào đó không đi được (đi thì phải có người lớn đi kèm, mà có khi người lớn hổng rãnh) thì mặt như cái mền. Mà cũng phải học lớp Ba, lớp Nhì (lớp 4 bây giờ) mới được đi, như vậy tính ra suốt 16 năm ấy được đi Sài Gòn không quá chục lần!

Hồi đó, cả gia đình chỉ có cậu Hai là người thân sống ở Sài Gòn, bên Bến Vân Đồn, quận Tư. Mỗi lần đi là đi xe đò, ghé nhà cậu Hai, cậu chở đi chơi, ngủ lại đêm ở đó rồi bữa sau đi xe đò về. Có vậy thôi!

Câu hỏi đặt ra là: Đi chơi ở đâu?

Câu trả lời rất ngắn gọn và đơn giản: Nhà sách Khai Trí!


Nhà sách Khai Trí. Sài Gòn 1965. Ảnh: Mạnh Hải trên Flickr

22 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may nắm này.



Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

21 thg 11, 2017

Không vào hang cọp sao... biết đường chạy ra?

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90 km và cách thác Bản Giốc khoảng 3 km là một hang động kỳ vĩ mang tên động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Khi đưa khách du lịch tham quan thác Bản Giốc, người ta thường đưa tham quan động Ngườm Ngao luôn vì hai địa điểm này rất gần nhau.

Động Ngườm Ngao được người Pháp phát hiện năm 1921, tuy nhiên mãi 75 năm sau, sau cuộc khảo sát của hội Khảo sát Hang động Hoàng gia Anh năm 1995 thì Việt Nam mới chính thức khai thác hang động (1996), đến năm 1998 động được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia. Theo khảo sát năm 1995 nói trên thì chiều dài hang động là 2.144 m, tuy nhiên gần đây Viện Khoa học Địa chất Việt Nam khảo sát và xác định lại chiều dài là 2.769 met với 3 cửa hang là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn.


Cửa động Ngườm Ngao

17 thg 11, 2017

Xuống biển, lên rừng


Thường khi đi Hồ Cốc, sau khi tắm biển thỏa thê thì người ta sẽ tiếp tục điểm đến khác là Suối nước nóng Bình Châu. Nơi này cách bãi biển Hồ Cốc khoảng 19 km, đi theo 1 trong 2 con đường như bản đồ.

14 thg 11, 2017

Thăm vườn ca cao ở Đồng Nai


Du khách đến Công viên Suối Mơ (Tân Phú, Đồng Nai) thường đi theo lộ trình sau: đi theo quốc lộ 20, tới ngã tư Tà Lài - Trà Cổ thì quẹo phải để tới Suối Mơ. Bạn có thể thử đi khác một chút như sau: Quẹo phải sớm hơn, ngay tại ngã ba Phú Hòa rồi đi về hướng Công viên Suối Mơ (xem bản đồ).

13 thg 11, 2017

Thác Mai cuộn chảy giữa rừng già

Thác Mai và Suối Mơ, 2 thắng cảnh của Đồng Nai

Trên quốc lộ 20 đi Đà Lạt, đoạn ngang qua tỉnh Đồng Nai bạn sẽ có 2 điểm rẽ phải để tới 2 thắng cảnh. Ở khoảng 45 km kể từ đầu quốc lộ 20 (ngã ba Dầu Giây) có một điểm rẽ phải để đến Thác Mai, thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Nếu vẫn tiếp tục đi trên quốc lộ 20 khoảng 13 km nữa mới rẽ phải thì bạn sẽ đến Suối Mơ, thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.


Thác Mai

10 thg 11, 2017

Suối Mơ, bên rừng thu vắng...

Suối mơ bên rừng thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...

Không cần đợi tới mùa thu, bạn có thể đến suối mơ bên rừng bất cứ lúc nào để ngắm nhìn dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Đến vào mùa hè càng hợp lý hơn, vì khi ấy bạn tạm thời tránh khỏi cái nắng nóng và khói bụi của thành phố để hòa cùng dòng suối mát mẻ và cánh rừng trong lành.

Ở Trà Cổ, huyện Tân Phú, Đồng Nai, có hàng chục con suối len lỏi giữa rừng xanh để đổ ra hồ nước long lanh, người dân gọi tên chung là suối Mơ. Cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp tuyệt vời nhưng không nhiều người biết và đến vì đường đi khó khăn. Thế rồi có nhà đầu tư biến nó thành Công viên Suối Mơ, điểm du lịch cho mọi người. Đương nhiên là có sự đánh đổi, phần nào đó nét hoang sơ đã được bê tông hóa để có những con đường, có những địa điểm tiện nghi cho con người đến thưởng ngoạn thay vì lang thang giữa rừng hoang. May thay, bàn tay tôn tạo của con người vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của suối Mơ, khiến cho nơi này trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.




6 thg 11, 2017

Phiêu diêu đỉnh đèo

Với nhiều người, Mã Pí Lèng là con đèo hiểm trở nhất, hoặc ít nhất là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm: Mã Pí Lèng, Pha Đin, Khau Phạ và Ô Quy Hồ). Hiểm trở nhất, chứ không phải dài nhất, vì Mã Pí Lèng "chỉ" dài 20 km (dài nhất là đèo Khánh Vĩnh nối Nha Trang và Đà Lạt, 33 km). Hiểm trở, vì phải lên nhiều dốc thật cao, qua nhiều cua thật gắt. Kỳ vĩ,vì giữa cao nguyên đá chập chùng, mây ở dưới chân, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm lởm chởm đá tai mèo.


Một đoạn đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: PHN

2 thg 11, 2017

Công tử Bạc Liêu, dù sao cũng đáng yêu!

Nào giờ cứ nghe tới danh Công tử Bạc Liêu là người ta nghĩ ngay tới hình tượng công tử nhà giàu chơi ngông, kèm theo chút ác cảm. Chút ác cảm này phần lớn được tạo nên bởi sự dạy dỗ của ai đó rằng hễ là giới địa chủ thì tất nhiên phải tàn ác, bóc lột tá điền, mà cậu Ba Huy - Công tử Bạc Liêu - là công tử nhà giàu, con địa chủ ắt phải là kẻ tệ hại!

Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu ở TP Bạc Liêu, hiện nay là điểm tham quan do ngành văn hóa - du lịch quản lý. Lưu ý rằng ở ngay cạnh ngôi nhà này là khách sạn mang tên Công tử Bạc Liêu thì lại không phải là nhà gia đình ông Trần Trinh Trạch mà là của người khác.

1 thg 11, 2017

Phố cổ Đồng Văn giữa lòng núi đá

Thị trấn Đồng Văn nằm trên cao nguyên đá, ở độ cao 1.000 đến 1.600 met so với mặt nước biển. Những năm 1880, khi người Pháp chiếm đóng nơi này thì cao nguyên đá là nơi cung cấp thuốc phiện lớn nhất, họ quy hoạch và xây dựng phố Đồng Văn như là một điểm giao thương. Phố Đồng Văn lọt thỏm giữa bốn bề núi đá bao bọc tạo nên cảnh quan và kiến trúc đặc sắc, trong đó ngôi chợ được xây dựng bằng đá năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến bây giờ.

Cách TP Hà Giang chỉ 150 km nhưng đường đèo dốc khúc khuỷu nên xe đi đến Đồng Văn mất khoảng 5 tiếng. Lại nữa, hành trình từ Hà Giang sang Đồng Văn, du khách sẽ dừng tham quan nhiều điểm lý thú như: Cổng trời Quản Bạ, thung lũng Sũng Là, dinh vua Mèo, cột cờ Lũng Cú... nên khi đến Đồng Văn là trời đã tối và... người đã đuối!

Đêm lòng vòng trong thị trấn Đồng Văn và dạo một chút ở phố cổ chưa đủ để cảm nhận nét lạ của nơi này (nhất là trong tình trạng mệt nhừ), sáng hôm sau lại phải rời đi sớm rồi, nên tui quyết định buổi sáng phải dậy sớm hơn nhiều để lang thang và uống cà phê phố cổ. Và đây là những hình ảnh trong buổi sáng ấy.


Cổng chợ