27 thg 8, 2018

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy

Trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu có câu:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

và câu

Hỡi ôi, con sông Phụng Hiệp nó chảy ra bảy ngả, mà sao lệ của tôi nó cũng lai láng muôn dòng.


Bạn thấy có gì lạ không? Ngã Bảy thì dấu ngã, còn bảy ngả thì dấu hỏi!

Tui nói thiệt nghe, hồi nào tui vẫn quen viết chữ Ngả với ý nghĩa là hướng đi bằng dấu hỏi. Thí dụ như: Mỗi người đi mỗi ngả, Đôi ngả chia ly, Đường đời trăm ngả... Nhưng khi viết ngã ba, ngã tư, ngã bảy... thì lại viết dấu ngã (chắc chắn cách viết này đúng, vì có rất nhiều địa danh mang dạng Ngã x, và được thấy viết dấu ngã trên rất nhiều văn bản, bảng tên đường, bảng hiệu...).


Chợ Ngã Bảy ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

26 thg 8, 2018

Bánh kẹp tàng ong

Bạn có biết cái bánh này không? Bạn kêu tên nó là gì?



Tui thì kêu nó là bánh kẹp tàng ong, hoặc làm biếng thì kêu gọn là bánh kẹp, hay bánh tàng ong.

22 thg 8, 2018

Chuyện con cá lóc

Có lần tui hỏi mọi người (qua Facebook) một chuyện như vầy:

Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.

Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.

Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.



16 thg 8, 2018

Có những ngôi chùa mang tiếng "oán tình nhân"

Người ta đồn rằng chùa Thiên Mụ ở Huế là ngôi chùa oán tình nhân, rằng đôi lứa yêu nhau mà đến viếng chùa này thì cuộc tình sẽ tan vỡ, không tử biệt thì cũng sinh ly. Không phải chỉ chùa Thiên Mụ, còn một số ngôi chùa khác cũng dính với lời nguyền giống như vậy, nhưng Thiên Mụ là ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất nên được nhắc tới nhiều nhất về chuyện oán tình nhân này.

Có thiệt không hả? Có thiệt chớ! Là tui nói có lời đồn như vậy thiệt, còn lời đồn đó đúng hay sai thì... tui đâu biết!

Tui thì hoàn toàn không tin những chuyện như vậy nên nghe qua rồi bỏ, chả để ý làm gì. Thế nhưng mới đây, nhân dịp trò chuyện với một người bạn tui mới biết không cần ra Huế chi cho xa, ở ngay sát bên tui cũng có một ngôi chùa oán tình nhân nổi tiếng không kém. Đó là chùa Núi Châu Thới, ở cách nhà tui có 5 km.

Châu Thới sơn tự, nhìn từ chân núi

15 thg 8, 2018

Ổi xá lị

Quê ngoại tui ở Cái Bè, Tiền Giang (hồi đó hổng có tên Tiền Giang đâu nghen, mà là Định Tường). Có điều tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, chả khi nào có dịp về quê ngoại. Thấy Long Khánh có nhiều trái cây (chôm chôm, sầu riêng, mít...), tui hỏi Cái Bè có gì? Các dì tui hãnh diện nói Cái Bè có ổi xá lị, ngon nổi tiếng luôn. Long Khánh là xứ trái cây nên dĩ nhiên cũng có ổi, nhưng mà không có ổi xá lị, các dì càng tự hào ca ngợi trái ổi đặc sản quê hương mình, không nơi nào có được.

Ổi xá lị. Ảnh sưu tầm

Lâu lâu tui cũng có dịp ăn ổi xá lị - không biết phải xuất xứ từ Cái Bè không - nhưng đúng là ngon, trái to, ngọt, thơm. Tui vẫn chẳng có dịp nào về Cái Bè để thấy những vườn ổi xá lị, đặc sản quê ngoại mình.

13 thg 8, 2018

Bay trên đồi cát

Đồi cát trắng là tên gọi đồi cát ở Bàu Trắng, nằm ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Gọi tên là đồi cát trắng một phần vì cát ở đây trắng (tương đối), phần khác là để phân biệt với Đồi cát bay ở Mũi Né. Giới du lịch (là gọi chung những người ham thích du lịch lẫn những người viết báo về du lịch) vẫn thường gọi Đồi cát trắng Mũi Né, Phan Thiết. Kỳ thiệt, như địa chỉ ghi ở trên, đồi cát này nằm ở huyện Bắc Bình, tức không phải ở TP Phan Thiết và cách Mũi Né tới hơn 25 km! (còn chính Mũi Né mới là một phường thuộc TP. Phan Thiết, mặc dù cách trung tâm TP Phan Thiết tới hơn 20 km).


Khi chạy xe địa hình trên đồi cát, bạn và xe trở nên bé tí giữa đồi cát nhấp nhô như thế này

5 thg 8, 2018

Hủ tiếu pizza Cần Thơ

Các lò hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ có đã lâu rồi, tập trung nhiều ở Cái Răng, bên rạch Rau Răm, trong đó nơi được nhiều du khách biết đến nhất là lò Pizza hủ tiếu Sáu Hoài.



Ban đầu thì nơi đây cũng là lò hủ tiếu như những nơi khác thôi (không có chữ pizza). Chủ cơ sở là ông Huỳnh Hữu Hoài, 61 tuổi, cho biết là gia đình ông bắt đầu làm hủ tiếu từ năm 1976, đến nay được hơn 40 năm. Cơ duyên mở ra khi người con trai lớn của ông là Huỳnh Hữu Diệp lên TPHCM vừa học đại học vừa học nấu bếp ban đêm, khi về quê đã vận dụng kiến thức chế biến các món ăn mới lạ từ hủ tiếu. Món hủ tiếu giòn được khách nước ngoài thích thú đặt tên là “Pizza” hủ tiếu. Chính món ăn lạ này đã thu hút du khách đến để thưởng thức. Vốn tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh, anh Huỳnh Hữu Diệp nhanh chóng biến lò hủ tiếu của gia đình mình thành một điểm du lịch đa dạng (từ năm 2013): vừa là du lịch ẩm thực (được ăn các món hủ tiếu đặc biệt), vừa là tham quan làng nghề (được trực tiếp tham gia vài công đoạn trong quy trình sản xuất sợi hủ tiếu), vừa là du lịch sinh thái (tham quan vườn cây ăn trái bên sông nước hữu tình), lại là điểm mua sắm quà lưu niệm nữa.

2 thg 8, 2018

Anh đi đâu về?

  • Anh vừa đi chơi đâu về?
  • Tui ra đảo Bình Ba ở Nha Trang. Còn anh?
  • Tui tới thác Pongour ở Đà Lạt.
Đố bạn đoạn đối thoại trên có gì sai?

Thác Pongour

1 thg 8, 2018

Nghĩ chuyện bâng quơ

Địa danh là gì hở bạn?

Cứ từng chữ mà giải thích ra thì địa danh là tên đất, cũng như nhân danh là tên người. Còn chi tiết hơn nữa, thì theo TS Lê Trung Hoa, địa danh có thể phân làm 4 loại:
  • Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: tên sông, tên núi, tên thác, tên hồ... như núi Trường Sơn, sông Cửu Long...
  • Địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu cống, chợ, đường phố... như cầu Chương Dương, chợ Bến Thành...
  • Địa danh chỉ đơn vị hành chính: xã, ấp. phường, quận, huyện, tỉnh...
  • Địa danh chỉ vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng, như vùng Bàn Cờ, khu Cầu Chữ Y...