Mật mã Tây Tạng là một bộ tiểu thuyết hấp dẫn, thông qua tư liệu lịch sử và truyền thuyết, cộng với sức tưởng tượng phong phú, tác giả Hà Mã đã dắt người đọc làm một chuyến phiêu lưu kỳ bí để khám phá nền văn hóa Tây Tạng mênh mông huyền hoặc cũng như những huyền sử khốc liệt của xứ sở băng giá này.
Cuộc phiêu lưu thoạt đầu là để tìm Tử Kỳ Lân, một loại linh thú từ thời viễn cổ, rồi chuyển sang tìm Bạc Ba La thần miếu. Có lẽ tác giả đã phóng đại khá nhiều khi kể về cuộc phiêu lưu này, với những tòa thành cổ, chùa cổ kỳ vĩ, đạo quân bách chiến bách thắng bí ẩn (Đạo quân Ánh Sáng),v.v... Không thể phủ nhận rằng Hà Mã đã tạo nên một bộ tiểu thuyết ly kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn. Mật mã Tây Tạng có sức thu hút của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung kết hợp với Mật mã Da Vinci, Biểu tượng thất truyền... của Dan Brown.
Ở Việt Nam ta, cách đây hơn 2 ngàn năm, nghĩa là cùng thời với khá nhiều sự kiện trong Mật mã Tây Tạng, có một sự kiện thật kỳ vĩ nay vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Tiếc là chưa có ai khai thác để viết thành một bộ tiểu thuyết ly kỳ như Hà Mã.
Tần Thủy Hoàng
Trung quốc, năm 221 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc. Đạo quân của Tần Thủy Hoàng ghê gớm đến như thế nào để có thể thống nhất Trung Hoa, tưởng không cần nhắc lại. Lên ngôi hoàng đế xong, Tần Thủy Hoàng đưa quân bình định phía Nam Trung quốc, đoàn quân bách chiến bách thắng ấy dành thắng lợi không chút khó khăn. Qua khỏi biên giới Trung quốc, là một đất nước có tên là Âu Lạc - chính là Việt Nam thuở xưa, bấy giờ do An Dương Vương Thục Phán lãnh đạo.
Với quyết tâm chiếm lấy Âu Lạc, nhà Tần sai thái úy Đồ Thư mang 50 vạn quân tiến đánh Âu Lạc (xin chú ý rằng theo ước tính lúc bấy giờ toàn bộ dân số Âu Lạc có không quá 1 triệu người).
Kết quả của cuộc chiến ấy thế nào?
Sử ký Tư Mã Thiên (sử gia nổi tiếng của Tàu đấy nhé, không phải của ta đâu!):
(Nhà Tần) sai thái úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền xuống phía Nam đánh Bách Việt, sai Giám Lộc đào cừ chở lương để vào sâu đất Việt, người Việt bỏ trốn. (Quân Tần) đóng giữ lâu ngày. Lương thực bị tuyệt và thiếu. Người Việt ra đánh. Quân Tần đại bại.
và đoạn này trong Sử ký Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh thê thảm của đạo quân Tần:
Đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trong hơn mười năm, đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta tự thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau.
(đàn ông phải luôn mặc áo giáp vì nếu không sẽ bị quân Việt mai phục dùng tên bắn chết bất cứ lúc nào)
Sách Hoài Nam tử viết:
(Quân Việt) đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. (Quân Tần) thây phơi máu chảy hàng chục vạn người.
Tượng An Dương Vương
Ai cũng biết là nhà viết sử thường cố gắng hạ thấp đối phương và đề cao phe mình, thế nhưng những bộ sử của Trung quốc cũng đành phải kể lại những chiến bại của mình như vậy. Hiển nhiên đó là chiến công hiển hách của An Dương Vương đã được lịch sử ghi nhận.
Đánh tan 50 vạn quân Tần, một đội quân lừng lẫy, là một chiến tích giữ nước vĩ đại! Cuộc chiến đấu ấy đã diễn ra như thế nào? Hơn 2 ngàn năm đã trôi qua, vết tích đã xóa nhòa (nhất là gần 1 ngàn năm giặc Tàu đô hộ lại càng cố gắng bôi xóa những vết tích ấy). Ai sẽ hư cấu nên bộ tiểu thuyết kể về chiến công này nhỉ?
An Dương Vương còn được nhớ mãi với thành Cổ Loa (tòa thành này vẫn còn vết tích ở Hà Nội), một công trình quân sự độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Và còn nữa truyền thuyết về thần Kim Quy với nỏ thần làm khiếp đảm quân địch.
Thư tịch cổ của Trung quốc, sách Nam Việt chí viết:
(Nỏ thần) bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn người.
Các cổ vật tìm thấy trong thành Cổ Loa
Tử Kỳ Lân trong Mật mã Tây Tạng gợi nhớ đến Thần Kim Quy, Bạc Ba La thần miếu gợi nhớ đến Cổ Loa thành, những cơ quan bẫy trong Mật mã Tây Tạng gợi nhớ đến nỏ thần...
Thành Cổ Loa ngày nay
An Dương Vương còn gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và Tản Viên Sơn Thánh (Tản Viên Sơn Thánh theo truyền thuyết là Sơn Tinh, ông cũng chính là người khuyên vua Hùng Vương thứ 18 truyền ngôi cho Thục Phán - con của Thục Vương, người chính là Thủy Tinh, "tình địch" của mình. Đây là một lời khuyên thuộc loại sáng suốt và độc đáo nhất trong huyền sử Việt).
Và dĩ nhiên còn phải kể đến thiên tình sử Trọng Thủy - Mỵ Châu nữa chứ... (chuyện này thì đã được kể lại nhiều rồi).
Huyền sử và lịch sử dân tộc đầy ắp sự kiện nhưng chưa có ai viết lại. Thôi thì đành đọc Mật mã Tây tạng vậy!
Phạm Hoài Nhân
em cũng chờ từng tập MMTT, mới đọc được tập 8. Hay thật anh nhỉ!
Trả lờiXóaQuả thật rất nể tay Hà Mã này, phải với một khối kiến thức đồ sộ lắm mới viết được bộ truyện này. Tình tiết hấp dẫn, cách kể chuyện lôi cuốn...
Trả lờiXóaMà kể ra MMTT cũng láo thật, bảo là trọn bộ 8 tập, giờ đọc hết tập 8 lại bảo là đón xem tập 9. Không biết đến tập mấy mới hết đây trời?
Trả lờiXóaCàng về sau sức sáng tạo càng giảm,đọc ngỡ là tác giả đang chạy đua sao cho nhanh tới Bạc Ba La!
Trả lờiXóaThấy đúng là như vậy. Đọc từ tập 5 là đã đuối rồi, tình tiết ca7u chuyện miễn cưỡng, ko còn sáng tạo và sức hấp dẫn như 4 tập đầu. Nhưng lỡ đọc rồi phải canh đọc hết.
Trả lờiXóacó thể mọi người quá khắt khe, như theo mình thấy thì truyện viết đc như vậy quá là hay rồi. Còn bên Trung Quốc đúng là phát hành 8 tập thật, còn về VN mình thì NXB tự cắt ra cho thành 10 tập đó mà !
Trả lờiXóarõ ràng là 8 tập
Trả lờiXóacắt xén của người ta thành 10 tập, mấy cái ông nhà xuất bản hám tiền vừa phải thui, làm cho độc giả thất vọng
nhưng lỡ hâm mộ MMTT đành phải chịu đựng thui
Khong thich Truong Lap, Nhac Duong va Ba Tang chet teo nao ca. Khong vui !
Trả lờiXóaMMTT gồm 10 tập, mình đã mua tập 9, phải công nhận là bộ truyện này là một bộ truyền kỳ đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn, ko biết đến bao giờ mới có được tuyển tập truyền kỳ hay đến như vậy.
Trả lờiXóaMình không nghĩ là Nhạc Dương và Trương Lập đã chết. Có 2 chi tiết mình cho là nhu vậy. Thứ nhất, trong những tập trước nếu có ai chết, thì tựu đề sẽ ghi là : Cái chết của..., vd "Cái chết của đội trưởng Hồ Dương", "Cái chết của pháp sư Tháp Tây", "Cái chết của Ba Tang"..., nhưng với cái chết của ND và TL thì không thấy ghi như vậy. Thứ hai, trong tập 6 và tập 8 có nói là sau này ND và TL có viết nhật ký kể lại chuyến đi và những cảm xúc của mình (như là TL nói về cảm xúc khi Sean chết). Nếu 2 người đó chết thì sao lại có chi tiết đó trong nhữung tập trước???
Trả lờiXóaCac ban co biet khi nao thi co tap 10 vay khong? Thanks!
Trả lờiXóaMình cũng có cùng nhận xét, ít nhất là trường hợp của Trương Lập.
Trả lờiXóaCó chi tiết nói khi Qúach Nhật Niệm Thanh đến thôn công nhật lạp để lấy hài cốt của Mã Cát có nói, QNNT ôm cái đầu lâu gần giống với đầu người (tức là không phải đầu người, chắc là của con Lỗ mặc nào đó), dĩ nhiên càng không phải đầu của TL. Tức là cả MC và TL ko có ai chết.
Một chi tiết khác trước khi Pháp sư Tháp Tây chết, Khước ba ca nhiệt có nói với ông cách giải cổ độc của TL là phượng hoàng trải qua cơn lửa đỏ hồi sinh lại. Mã cát ôm TL nhảy vào nồi nước sôi vô tình đã giải cổ độc cho anh.
Chắc là 2 người đã chọn 1 con đường khác để lên tầng 3 trước rùi.
Mình cũng nghĩ như vậy, trương Lập thì dễ hình dung diễn biến tiếp theo nhưng ND rơi xuống như thế thì ko biết sẽ thế nào nhưng mình chắc chắn họ ko chết. Đọc tập 9 lại càng háo hức chờ đón tập 10 quá. Mấy ông NXB này đúng là ác ôn thật. Hj.
Trả lờiXóaNhạc Dương rơi xuống thì sẽ dùng áo của mình để "lượn lờ" chứ k chết. Điều này có thể suy đoán được do ND nhất định k chịu thay áo, dù đã cũ, và ở các tập trước cũng đã nói đến chuyện "cải tiến" áo để bay rồi. @@!
Trả lờiXóaĐồng cảm với bài viết của bạn này, MMTT hay thật nhưng lịch sử của VN như bạn kể cũng đâu thua kém nhiều. Chỉ có điều người xưa ko lưu trữ hay ko có thói quen lưu lại nên giờ ta chẳng biết gì hết. Mình đã vào bảo tàng lịch sử VN xem nhưng ko biết nhà nước có giấu đi ko chứ những thứ ở đó ko kể lại đc gì nhiều lắm về con người Vn hàng nghìn năm nay. Chẳng có tài viết văn để khai thác về đề tài này, hơi buồn nhỉ. Hiện tại thấy các nhà văn trẻ toàn viết yêu đương với xe cộ, quán bar hay đại loại mấy cái tương tự. Ko phủ nhận có truyền tải những thông điệp hay nhưng ko lẽ cứ phải qua mấy thứ đó mới được.
Trả lờiXóaCác nhà văn VN được đào tạo dưới mái trường XHCN thì 'đuối' lắm, không đủ sức viết được truyện dài hay như vậy đâu! Hãy chờ đã.
XóaĐúng, làm gì có 'truyện mẫu' mà viết theo, mà viết mới nhỡ sai 'đường lối' thì chết mẹ!
Xóahay anh viết đi anh
Trả lờiXóaĐúng, làm gì có 'truyện mẫu' mà viết theo, mà viết mới nhỡ sai 'đường lối' thì chết mẹ!
Trả lờiXóaBài viết của chú hay tuyệt!
Trả lờiXóa