28 thg 6, 2022

Tản mạn chuyện đất trời

Trời lạnh. Đêm nay bão có thể vào đất liền, cũng có thể quay lại biển khơi.

Bất chợt có những suy nghĩ về đất trời…

Bạn có khi nào có cảm giác đất trời mỗi nơi mỗi khác, mỗi nơi có một phong cách riêng không lẫn với nơi khác không?

Riêng tôi, tôi cảm nhận điều đó thật nhiều…

Núi Ngự Bình, Huế

23 thg 6, 2022

Mập chù ù, mặt chù ụ

Bạn đã từng nói ai đó Mập chù ù chưa? Bảo đảm là không cần tra tự điển, con nít (Nam bộ) cũng hiểu và tưởng tượng ra ngay mập chù ù là sao, bởi vì mấy tiếng này nó tượng thanh và tượng hình quá mà! Tui xin lấy hình Obelix để minh họa (thay vì lấy hình người thiệt để khỏi... đụng chạm).

17 thg 6, 2022

Tờ giấy chặm

Các bạn có nhận ra cái tờ màu hồng đặt trên và kế bên cuốn tập là gì hông?


Nó là tờ giấy chặm, vật luôn có trong cặp của mỗi đứa học trò thuở xưa ở miền  Nam (tui nói ở miền Nam vì tui sống tại đây nên chỉ biết ở đây, ngoài Bắc chẳng biết thế nào nhưng nếu có thì nó phải được gọi là "giấy thấm" chớ không phải "giấy chặm").

16 thg 6, 2022

Lan man chuyện rùa

Rùa ở chùa Lá Sen

chùa Lá Sen (tức chùa Phước Kiển ở Hòa Tân, Châu Thành, Đồng Tháp) có câu chuyện thú vị về cụ rùa già và hạc. Tại chùa có một cụ rùa đến sống từ năm 1948, người ta kể rằng cụ thường nằm nghe kinh (lời kể vậy thôi, chớ cụ rùa nằm im lìm trong chùa có phải để nghe kinh không thì... có Trời mà biết).

Năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng cụ rùa nói trên y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.

Cụ rùa thì vẫn ở lại và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.

Những cụ rùa già hiện nay ở chùa. Người ta quấn dây quanh mai rùa để khách thập phương tiện... giắt tiền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

13 thg 6, 2022

Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách

Người xưa có câu "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", ý nói đến tình nghĩa vợ chồng khắng khít, khi sống thì ngủ cùng giường cùng chiếu, đến lúc chết đi thì chung một cỗ quan tài. Đó là nói quá lên thôi, sống ngủ cùng giường cùng chiếu thì đúng rồi nhưng chết chung một quan tài thì... đâu có được!

Thế nhưng đối với cư dân ở đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo đạo Ông Trần thì có hẳn tục lệ "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", được thực hiện theo đúng nghĩa đen đàng hoàng, cho đến bây giờ vẫn còn áp dụng. Câu thành ngữ của người xưa ám chỉ đến quan hệ vợ chồng, còn tục lệ của đạo Ông Trần là áp dụng chung cho tất cả cư dân.

11 thg 6, 2022

Hóc Bà Tó ở đâu?

Hóc Bà Tó ở đâu?

Nhà thông thái sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ: Hóc Bà Tó ở Hóc Bà Tó chớ ở đâu!

Tất nhiên là câu trả lời này đúng tuyệt đối. Nhưng tui nghĩ là bạn cũng như tui, vốn tính lăng xăng lộn xộn, nên ráng tìm cách trả lời dài hơn một chút cho nó có... hoa lá cành.

Mọi người có biết là tui đang ở cái... hóc bà tó nào hông?

10 thg 6, 2022

Cây điệp phèo heo

Điệp - nghe cái tên là đã thấy nên thơ rồi. Điệp, cũng như phượng, là những cây trong sân trường gắn với mùa hè buồn man mác. Điệp, là cánh bướm trong chuyện tình Lan và Điệp, hay trong khúc ca Uyên ương hồ điệp mộng.

Thế nhưng dân gian vốn thiệt thà, nghĩ sao nói vậy. Tỷ như cây lá mơ lá có mùi thúi hoắc thì kêu là cây thúi địt, cây diệp hạ châu chó mẹ thường tìm ăn sau khi sanh nên kêu là cây chó đẻ, cây lan hoàng hậu có lá hình móng bò nên kêu là cây móng bò...

Tương tự như vậy, có một giống cây điệp thường được trồng làm cảnh trên đường phố, thay vì đặt tên đẹp đẹp nên thơ thì tỉnh bơ kêu bằng tên điệp phèo heo.

Một cây điệp phèo heo khoảng 3 năm tuổi. Ảnh: Wikipedia