Ở chùa Lá Sen (tức chùa Phước Kiển ở Hòa Tân, Châu Thành, Đồng Tháp) có câu chuyện thú vị về cụ rùa già và hạc. Tại chùa có một cụ rùa đến sống từ năm 1948, người ta kể rằng cụ thường nằm nghe kinh (lời kể vậy thôi, chớ cụ rùa nằm im lìm trong chùa có phải để nghe kinh không thì... có Trời mà biết).
Năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng cụ rùa nói trên y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.
Cụ rùa thì vẫn ở lại và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.
Những cụ rùa già hiện nay ở chùa. Người ta quấn dây quanh mai rùa để khách thập phương tiện... giắt tiền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Vậy là hiện giờ hạc và rùa linh thiêng không còn nữa, nhưng bây giờ những con rùa già bò vô chùa và ở yên đó. Những "cụ rùa" này vẫn nằm yên mặc cho trẻ con đùa nghịch. Nhiều người giắt tiền lên mu rùa để tỏ lòng thành kính (!).
Rùa có linh thiệng hay không thì không biết, nhưng có thu được tiền hay không thì... chắc là có! Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Rùa ở chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng ở số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TPHCM. Đây là nơi ông Barack Obama đã viếng thăm lúc đến Việt Nam hồi tháng 5/2016. Ở sân chùa có hồ nước, trong đó có rất nhiều rùa.
Rùa ở hồ nước chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Ra ngoài cổng chùa tui thấy một thanh niên đang mua... rùa. Rùa nhỏ bằng nửa bàn tay, giá 100 đến 150 ngàn một con. Mua xong, người bán viết tên tuổi anh ta lên mai rùa, rồi anh ta mang rùa đến thả xuống hồ! Nghe nói là để cầu tài, cầu duyên, hay khấn nguyện điều gì đó... Ngoài ra, còn những người mua rùa để phóng sinh như người ta phóng sinh chim, cá...
Hèn gì ở dưới hồ có nhiều rùa vậy! Tôi chợt nghĩ ra một điều và hỏi người bán rùa: những con rùa dưới hồ ấy sẽ lại được vớt lên, chùi sạch chữ viết trên mai, rồi... đem ra bán tiếp phải hông? Chẳng ai thèm trả lời tui hết.
Hèn gì ở dưới hồ có nhiều rùa vậy! Tôi chợt nghĩ ra một điều và hỏi người bán rùa: những con rùa dưới hồ ấy sẽ lại được vớt lên, chùi sạch chữ viết trên mai, rồi... đem ra bán tiếp phải hông? Chẳng ai thèm trả lời tui hết.
Rùa ở chùa, miếu
Thật ra thì không chỉ ở những nơi kể trên mới có rùa (chỉ là đặc biệt hơn nơi khác thôi), ở các điểm tín ngưỡng như chùa, miếu người ta thường nuôi rùa - nhất là nếu nơi đây có hồ nước.
Thí dụ như đây là rùa dưới hồ ở chùa Một Cột Thủ Đức (chùa Thiên Nam Nhất Trụ):
Rùa ở chùa Một Cột, Thủ Đức. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Còn đây là rùa ở Miếu Nhị Phủ, tức chùa Ông Bổn (quận 5, TPHCM)
Lan man về rùa mà không nhắc tới cụ rùa nổi tiếng nhứt nước thì hơi sót một chút. Đó là cụ Rùa Hồ Gươm.
Tháng 4/2016, hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam để hỗ trợ việc phục chế xác rùa. Phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét