31 thg 5, 2024

Tàu về quê ngoại

Những năm cuối thập niên 1970, sau ngày 30/4/75 việc đi lại rất khó khăn. Vừa là đi đâu cũng phải có giấy đi đường do CA cấp, vừa là thiếu thốn phương tiện vận chuyển, vừa là... không có tiền mua vé xe.

Hồi đó tui mới vô đại học, lần đầu tiên xa Long Khánh, nhớ nhà muốn chết. Cái thuở mà điện thoại bàn còn không có để mà gọi, nói gì đến di động, mail, chát chít... Xe đạp không có để mà đi học, nói chi tới xe máy để chạy về nhà...

27 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 4)

Đây là bài cuối trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả kể khi về Sàigòn do bị lỡ chuyến, phải chờ chuyến xe lửa sau nên có dịp quan sát ga Biên Hòa và… tám chuyện. Khi tám chuyện với bà bán nước trong ga, có một đoạn như sau: Cũng theo bà, xe mở đường mới đi tới Bàu Cá, khoảng trên Trảng Bom gì đó, không tiến được thêm nữa. Tuy có ngưng bắn nhưng là ở những “chỗ lớn”, chứ những “chỗ nhỏ còn quậy tùm lum à”. Như vậy không chắc xe lửa sẽ được hoạt động lại như dự trù, nếu không có hòa bình.

Như các bài trước, cách viết của tác giả khá… vụng, dài dòng, đôi chỗ sai chánh tả hoặc dùng chữ không nhất quán. Thí dụ cả bài viết là xe lửa, nhưng trong bài lại viết là ngồi chờ ở bến tàu.

Dù sao, bài phóng sự cũng giúp ta nhìn lại một khoảnh khắc xa xưa ở Sàigòn – Biên Hòa, để tưởng nhớ và để hoài niệm.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa, tháng 3/1967. Ảnh TommyJapan1 trên Flickr

26 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 3)

Đây là bài thứ ba trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả tiếp tục đi qua các toa tàu để quan sát và kể chuyện về các hành khách đi tàu, có kèm theo vài nhận xét cá nhân khá thú vị về người Hoa, về kiến thức của học sinh...

Cuối bài là quang cảnh ga đến (ga Biên Hòa) với cảnh người đi xe lô, xe ngựa... và nhận xét của tác giả rằng đa số người đi hôm ấy là... đi cho biết xe lửa, chớ không phải đi để tới Biên Hòa!

Phạm Hoài Nhân

Đi tàu hỏa Sàigòn - Biên Hòa

Phóng sự của Long Mã

Ga Sài Gòn những năm 1900’s. Ảnh Mạnh Hải

25 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)

Ít lâu sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh với tuyến Sàigòn - Biên Hòa. Dịp này, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa năm 1960's. Ảnh Mạnh Hải

22 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước

Đầu năm 1973, sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh. Lúc ấy, đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa là một chuyện kỳ thú. Chính vì vậy, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa của nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Ga Sài Gòn, 1964-1965. Ảnh: Fred Mucciardi.

21 thg 5, 2024

Những món cà phê ngon và dở nhất thế giới

Taste Atlas lại vừa giới thiệu một danh sách các món ẩm thực ngon nhất thế giới. Lần này là các món cà phê.

Danh sách "Top 56 Best Coffee in the World" này được tổng hợp từ 4.090 bình chọn của độc giả Taste Atlas tính đến 16/05/2024, trong đó hệ thống đã lọc ra còn 2.727 bình chọn hợp lệ.

Trong danh sách 56 món cà phê ngon nhất thế giới này có 4 món từ Việt Nam. Dưới đây là điểm bình chọn, thứ hạng, mô tả và hình ảnh thức uống từ Taste Atlas

Hạng 14, điểm 4,2*

16 thg 5, 2024

Làng Kon Pring

Chiều muộn, tụi tui rời trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen. Đi về thì hơi sớm nên bạn đề nghị ghé thăm một ngôi làng dân tộc gần đó.


Lối vào làng đây. Chiếc cổng nhỏ mang đậm màu sắc Tây nguyên ghi Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Kon Pring.

Vì không chuẩn bị trước nên tui và cả nhóm - kể cả anh bạn hướng dẫn vô đây - đều chưa nắm thông tin gì về ngôi làng này cả.

13 thg 5, 2024

Hàm Rồng, có mấy Hàm Rồng?

Trong một bài viết cách nay khá lâu tui có kể đến 3 địa danh Hàm Rồng khá quen thuộc với mọi người, đó là núi Hàm Rồng ở Pleiku, núi Hàm Rồng ở Sa Pa và núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Bên cạnh đó tui có kể thêm về tảng đá Hàm Rồng ở Biên Hòa. (Ai quan tâm có thể xem lại tại đây).

Cùng với những ngọn núi Hàm Rồng nổi tiếng kể trên là các địa danh hành chánh liên quan, gồm: phường Hàm Rồng ở thị xã Sa Pa, cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.

Nay tò mò, tui tìm hiểu thêm coi còn có Hàm Rồng ở đâu nữa không. Hóa ra còn cũng bộn Hàm Rồng! Xin kể ra như sau:

Bãi biển Hàm Rồng ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Đây là một bãi biển hoang sơ, đẹp, gần phá Tam Giang, cách TP. Huế khoảng 40 km.

Bãi biển Hàm Rồng ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh tamgianglagoon.com

9 thg 5, 2024

Nhà rông Kon Klor theo dòng thời gian

Nhà rông là một thiết chế văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc ở Tây nguyên. Mỗi làng dân tộc Tây nguyên có một ngôi nhà rông. Nhiều nơi gọi tên của nhà rông là Nhà văn hóa làng. Thế nhưng nhà rông không chỉ có chức năng là nhà văn hóa, mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng. Nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Xét ở góc độ nào đó nhà rông của người dân Tây nguyên tương đương đình làng của người Việt.

Về mặt kiến trúc, nhà rông có hình dáng như một lưỡi rìu vươn thẳng lên trời xanh, tạo dáng khỏe khoắn chinh phục không gian.

Nhà rông Kon Klor năm 2024, tiền cảnh bên trái là cây nêu, phía xa bên trái là cầu treo Kon Klor, bên phải nhà là cây sung cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

6 thg 5, 2024

Hồ tự nhiên rộng nhất Việt Nam

Khi xét các hồ tự nhiên lớn nhất, thường người ta chỉ xét đến diện tích mặt hồ chớ không xét đến dung tích nước như các hồ nhân tạo (với các hồ nhân tạo dung tích nước là thông số quan trọng vì nó thể hiện năng lực tưới tiêu, phát thủy điện). Thành ra ta nói hồ tự nhiên rộng nhất chính xác hơn lớn nhất.

Rộng nhất là hồ Ba Bể ở Bắc Kạn với diện tích 6,5 km².

Hồ Ba Bể

5 thg 5, 2024

Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam

Hồ nhân tạo (tức là hồ được tạo nên để phục vụ thủy điện, công trình thủy lợi) nào lớn nhất Việt Nam?

Ở đây cần lưu ý đến khái niệm "lớn". Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì thông số quan trọng của hồ chứa là Dung tích của hồ. Hồ lớn nhất nghĩa là có dung tích lớn nhất.

Theo tiêu chuẩn đó thì lớn nhất là Hồ Hòa Bình, công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, với dung tích là 10,8 tỷ m³. Đứng thứ nhì là Hồ thủy điện Sơn La, với dung tích 9,26 tỷ m³. Hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đứng thứ ba với dung tích khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ 2,76 tỷ m³.

H1ồ thủy điện Hòa Bình.