23 thg 5, 2011

Thì ra là cây sa la

Trong Phật điển, 2 loại cây được xem là linh thiêng và được nhắc đến nhiều nhất là cây bồ đềcây sa la.
 
Đức Phật sinh ở dưới gốc cây sa la trong vườn Lâm-Tì-Ni, và nhập diệt giữa 2 cây sa la tại Câu-Thi-Na.

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Cây bồ đề thì Hai Ẩu thấy rồi, biết rồi vì nhiều chùa có, vả lại hình ảnh lá bồ đề rất quen thuộc qua nhiều tranh ảnh của nhà Phật. Còn cây sa la? Không biết, không thấy.
 

Mới cách đây mấy hôm, Hai Ẩu còn hỏi han rằng cây sa la nó ra làm sao? Có ở Việt Nam không? Làm sao thấy được?

Ấy, vậy mà hôm nay tìm trên mạng, nhìn thấy hình Hai Ẩu mới chưng hửng, hóa ra mình đã thấy rồi. Chẳng những thấy mà còn thấy ở nhiều nơi, đã chụp nhiều hình nữa chứ!


Gần 2 năm trước, cha con Hai Ẩu đi long nhong, thấy cái cây này, bèn kêu lên: Ngộ quá! Và rồi hai cha con hí hoáy chụp hình




Ấy, chụp hình mà không biết đó là cây sa la. Bởi vì chỉ biết tên cây là cây đầu lân!

Giờ mới biết cây đầu lân còn có tên là ngọc kỳ lân, và đó chính là cây sa la linh thiêng nhà Phật!






Phải công nhận là mình dốt thiệt. Càng tìm hiểu càng thấy dốt!


Hai Ẩu

5 nhận xét:

  1. Uh, cây Sa La thì tui mới nghe đó, còn Tha La thì nghe nhiều (Đây Thala đây xóm đạo tiêu điều...)Cây này cty tui có nhiều lắm.
    À, hỏi gu gồ thì đúng là cây này có 2 tên, mà Sala thì nghe hơi hướng...nhà Phật (cà sa), còn thala thì nghe hơi...âm u quá (bãi tha ma?).
    Lâu ghê không ghé, anh vẫn khỏe? Cách mấy hôm, xem 1 bài phóng sự trên HTV7, thấy có tên biên tập: Phạm Hoài Nhân, không biết phải anh hôn?

    Trả lờiXóa
  2. Ủa, có ai trùng tên tui à?
    Không phải tui đâu!
    :-))

    Trả lờiXóa
  3. Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Plantae
    (không phân hạng): Angiospermae
    (không phân hạng): Eudicots
    (không phân hạng): Asterids
    Bộ (ordo): Ericales
    Họ (familia): Lecythidaceae
    Chi (genus): Couroupita
    Loài (species): C. guianensis
    Tên hai phần
    Couroupita guianensis
    Aubl., 1755

    cây này là đầu lân, không phải sala đâu bạn àh. hay cây này thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau, nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cám ơn thông tin chi tiết của anh.

      Thú thật, vì không rành về thực vật học, nên đọc các thông tin này tôi cũng chưa hiểu rõ lắm. Tôi sẽ chú ý tìm hiểu sau vậy.

      Có 1 chi tiết mà tôi để ý thấy là ở các cây sa la trong chùa thì thân cây to, cứng, thẳng hơn so với thân cây đầu lân mà tôi chụp trong hình này (chụp ở thảo cầm viên). Không biết có đúng không?

      Xóa
    2. Cây này không phải là cây Sala mà nó là cây Kỳ Lân. Hầu hết mọi người điều nhầm lẫn điều này. Ở Việt Nam mình, mình chưa thấy cây Sala,
      "Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á. Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế."
      http://www.chuaadida.com/chi-tiet-phan-biet-hoa-sala-hoa-vo-uu-va-hoa-ky-lan/
      Hoặc có thể tham khảo trên wiki, nó có bài viết phân biệt các loại cây đó

      Xóa