Hai Ẩu thấy vậy thì nhăn mặt:
- Anh chúa ghét mấy đứa viết câu Nguồn: Internet. Nguồn Internet là cái gì kia chứ? Có cả tỷ trang web trên đời này, chú mày ghi nguồn Internet cũng như không. Đó là vi phạm bản quyền chú mày hiểu không? Phải ghi rõ là của ai, ở trang web nào, có địa chỉ đường link cụ thể.
Ba Trợn cãi lại:
- Anh khó tính quá! Cái gì đưa lên mạng là công khai trước bàn dân thiên hạ rồi. Người ta copy bài vở từ chỗ này chỗ nọ đưa lên mạng còn không sao, huống hồ mình chỉ lấy có một tấm ảnh vô thưởng vô phạt để làm minh họa. Không ai kiện đòi tiền tác quyền đâu anh ơi!
- Đành rằng không ai đòi tác quyền, nhưng mình phải chứng tỏ mình là người lịch sự. Xài cái gì của ai dù người ta không đòi tiền cũng phải ghi xuất xứ. Chú mày không biết chứ anh quen biết nhiều người trên mạng, họ vẫn viết trên blog than vãn rằng người này người kia lấy tác phẩm của họ đưa lên mạng mà chả ghi tác giả là ai. Họ gọi bọn người ấy là vô giáo dục, kém văn hóa, là kẻ cướp đó chú mày có biết không? Thôi thì lời nói không mất tiền mua, chú mày làm ơn ghi rõ xuất xứ đi để người ta thấy thỏa lòng, còn mình cũng được tiếng là người lịch sự.
- Chuyện chỉ có vậy mà cũng nhờ vả. Chú mày coi cái đường link trên đó rồi đưa vào bài viết là xong chớ gì!
Nói vậy, nhưng Hai Ẩu cũng dò vào trang web mà Ba Trợn vừa truy cập để lấy hình. Đọc sơ qua nội dung trang web bỗng Hai Ẩu lẩm bẩm: Hình này chả ăn nhập gì với bài viết, hay là nó chôm ở đâu ta?
Ba Trợn cười khì khì, nói: Thì anh nhìn coi, nó để là nguồn ở đâu?
Hai Ẩu lắc đầu: Nó còn tệ hơn chú mày, không để nguồn ở đâu cả, chỉ có cái hình khơi khơi vậy thôi. Hừm, nếu mình ghi nguồn là từ trang web của nó thì e rằng sai xuất xứ mất, và tác giả có thể kiện mình chứ chẳng chơi!
Rồi Hai Ẩu nghĩ ra giải pháp truy tìm xuất xứ: Quay trở về trang Google search tìm hình ảnh theo từ khóa mà Ba Trợn vừa đưa vào, xem có nơi nào khác có ảnh này không, nếu có thì ắt đấy chính là hình origine, là xuất xứ.
Đúng như Hai Ẩu dự đoán. Thậm chí quá đúng, khi có đến... cả chục trang web có xài tấm ảnh này! Vậy xuất xứ gốc của ảnh là đâu trong hàng chục trang web? (có thể là còn nhiều hơn nữa, nếu ta tìm với các từ khóa khác).
Cực chẳng đã, Hai Ẩu vào từng trang kết quả để xem. Hic, có trang chẳng ghi xuất xứ là đâu cả, làm y như rằng đấy là của mình, nhưng nhìn thoáng qua trang web là biết nó góp nhặt lung tung chứ chẳng phải tự biên soạn gì cả. Có trang ghi là Nguồn: Internet y như Ba Trợn. Có trang ghi là Nguồn: ST (là... Sưu tầm).
Hai Ẩu thở dài tuyệt vọng, bỗng thấy một trang có bức ảnh, ghi là Nguồn: Feeling Vietnam. Hai Ẩu mừng quá, thế là biết xuất xứ rồi, nhưng... Feeling Vietnam là cái gì? Là đơn vị nào? Là ai?
Không chịu thua, Hai Ẩu lại dùng Google search với từ khóa Feeling Vietnam để tìm cho ra website ấy.
Đây rồi, đã tìm ra trang web mang tên Feeling Vietnam. Hai Ẩu lại lục tung trên website ấy để xem chỗ nào có bức ảnh mình đang xem xét. Quả nhiên là có một bài trên website có ảnh trên. Hai Ẩu cười đắc thắng, chỉ cho Ba Trợn.
Ba Trợn xem qua, và nói với Hai Ẩu: Anh Hai coi nè, coi chú thích nó để thế nào?
Hai Ẩu nhìn vô bức ảnh, ở dưới ảnh có ghi chú thích: Nguồn: Internet.
Ba Trợn cười sằng sặc: Trên mạng họ lấy qua lấy lại bài vở, hình ảnh của nhau búa xua mà chả thèm ghi xuất xứ. Cho nên bây giờ mình có muốn lịch sự đề rõ xuất xứ cũng chịu thua, vì chả biết ai là tác giả gốc, có muốn làm người lịch sự cũng không được anh Hai ơi! Vậy bây giờ anh Hai đồng ý cho em đề là Nguồn: Internet nhé!
Hai Ẩu thừ người, rồi lắc đầu, tự tay gõ vào web của Ba Trơn xuất xứ ảnh như sau: Chùa: Internet!
Ba Trợn cười khì khì, nói: Thì anh nhìn coi, nó để là nguồn ở đâu?
Hai Ẩu lắc đầu: Nó còn tệ hơn chú mày, không để nguồn ở đâu cả, chỉ có cái hình khơi khơi vậy thôi. Hừm, nếu mình ghi nguồn là từ trang web của nó thì e rằng sai xuất xứ mất, và tác giả có thể kiện mình chứ chẳng chơi!
Rồi Hai Ẩu nghĩ ra giải pháp truy tìm xuất xứ: Quay trở về trang Google search tìm hình ảnh theo từ khóa mà Ba Trợn vừa đưa vào, xem có nơi nào khác có ảnh này không, nếu có thì ắt đấy chính là hình origine, là xuất xứ.
Đúng như Hai Ẩu dự đoán. Thậm chí quá đúng, khi có đến... cả chục trang web có xài tấm ảnh này! Vậy xuất xứ gốc của ảnh là đâu trong hàng chục trang web? (có thể là còn nhiều hơn nữa, nếu ta tìm với các từ khóa khác).
Cực chẳng đã, Hai Ẩu vào từng trang kết quả để xem. Hic, có trang chẳng ghi xuất xứ là đâu cả, làm y như rằng đấy là của mình, nhưng nhìn thoáng qua trang web là biết nó góp nhặt lung tung chứ chẳng phải tự biên soạn gì cả. Có trang ghi là Nguồn: Internet y như Ba Trợn. Có trang ghi là Nguồn: ST (là... Sưu tầm).
Hai Ẩu thở dài tuyệt vọng, bỗng thấy một trang có bức ảnh, ghi là Nguồn: Feeling Vietnam. Hai Ẩu mừng quá, thế là biết xuất xứ rồi, nhưng... Feeling Vietnam là cái gì? Là đơn vị nào? Là ai?
Không chịu thua, Hai Ẩu lại dùng Google search với từ khóa Feeling Vietnam để tìm cho ra website ấy.
Đây rồi, đã tìm ra trang web mang tên Feeling Vietnam. Hai Ẩu lại lục tung trên website ấy để xem chỗ nào có bức ảnh mình đang xem xét. Quả nhiên là có một bài trên website có ảnh trên. Hai Ẩu cười đắc thắng, chỉ cho Ba Trợn.
Ba Trợn xem qua, và nói với Hai Ẩu: Anh Hai coi nè, coi chú thích nó để thế nào?
Hai Ẩu nhìn vô bức ảnh, ở dưới ảnh có ghi chú thích: Nguồn: Internet.
Ba Trợn cười sằng sặc: Trên mạng họ lấy qua lấy lại bài vở, hình ảnh của nhau búa xua mà chả thèm ghi xuất xứ. Cho nên bây giờ mình có muốn lịch sự đề rõ xuất xứ cũng chịu thua, vì chả biết ai là tác giả gốc, có muốn làm người lịch sự cũng không được anh Hai ơi! Vậy bây giờ anh Hai đồng ý cho em đề là Nguồn: Internet nhé!
Hai Ẩu thừ người, rồi lắc đầu, tự tay gõ vào web của Ba Trơn xuất xứ ảnh như sau: Chùa: Internet!
Hai Ẩu
eChip - tháng 6/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét