31 thg 5, 2012

Những chú bé ngày xưa

Tấm ảnh này do Đỗ Xuân Kế gửi tặng


Chẳng nhớ - chẳng biết tấm ảnh này chụp ở đâu, khi nào.

Về lại Mỹ Tho, thăm bạn cũ

Bạn rất thân, từ khi còn học cấp 3 ở Long Khánh.

Và tiếp tục thân nhau vì cùng học ở Đại học Bách khoa (1977 - 1982)

Rồi vào đời, ít gặp lại nhau

Lần gặp bạn gần nhất cách đây hơn 8 năm, ở Mỹ Tho (tháng 3/2002)


24 thg 5, 2012

Anagram

Anagram là một thuật ngữ chỉ việc xáo trộn những chữ cái trong một từ hay nhóm từ để cho ra một từ hay nhóm từ khác. Thí dụ như trước đây nhà văn Khái Hưng đã xáo trộn các chữ cái trong tên mình là Khánh Giư để ra bút danh Khái Hưng, hoặc đơn giản hơn Thế Lữ đã lấy bút danh bằng cách xáo trộn các chữ cái trong tên Thứ Lễ. (Hải Âu đổi thành Hai Ẩu cũng gần gần giống như vậy!)


Trò chơi xáo trộn chữ cái này khá được ưa chuộng, và các quái kiệt đã chế ra nhiều cặp anagram hay đến mức... bó tay luôn! 

22 thg 5, 2012

Có khi mình được làm Christiano Ronaldo!

Cho dù bạn có yêu hay ghét, nếu bạn có chút quan tâm đến bóng đá là bạn biết ngay đến tên tuổi của CR7, cầu thủ nổi tiếng mang áo số 7 của Real Madrid: Christiano Ronaldo.

Hai Ẩu thuộc dạng hơi ghiền bóng đá nên cũng biết nhiều đến anh chàng cầu thủ tài hoa có biệt danh CR7 này.


Thế rồi sau một cơn mê man, Hai Ẩu tỉnh dậy và thấy mình đang mặc một chiếc áo xanh có logo CR7! À không, không phải CR7 mà là CR 1900.


19 thg 5, 2012

Làm sao để thành người lịch sự?

Hai Ẩu ngồi xem Ba Trợn biên tập trang web. Sau khi đưa nội dung bài lên web xong, hắn loay hoay search trên Google để tìm một bức hình phù hợp cho bài viết. Tìm xong, Ba Trợn chèn hình ấy vào bài viết và chua câu chú thích: Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Hai Ẩu thấy vậy thì nhăn mặt:
  • Anh chúa ghét mấy đứa viết câu Nguồn: Internet. Nguồn Internet là cái gì kia chứ? Có cả tỷ trang web trên đời này, chú mày ghi nguồn Internet cũng như không. Đó là vi phạm bản quyền chú mày hiểu không? Phải ghi rõ là của ai, ở trang web nào, có địa chỉ đường link cụ thể.

16 thg 5, 2012

Điện thoại của tui

Đêm đầu tiên ở bệnh viện Chợ Rẫy, Hai Ẩu chủ yếu nằm trên băng ca và bàn phẫu thuật. Điện thoại, tư trang do cậu con lớn Đắc Nhân giữ. Có ai đó gọi cho Hai Ẩu trong thời điểm ấy thì Đắc Nhân bắt máy và mếu máo trả lời: Hic, ba con đang... không biết sống chết thế nào!

Ngày và đêm kế tiếp, Hai Ẩu bị.. nối dây nhợ lung tung, nằm yên một chỗ, điện thoại bỏ trong giỏ. Ai có liên hệ gì thì gọi số của Đắc Nhân.

Ngày thứ ba, Bùm thay anh Hai Đắc Nhân để chăm bệnh cho Hai Ẩu. Hai Ẩu bắt đầu bỏ điện thoại vào túi áo bệnh nhân để còn nghe. Đêm ấy có điện thoại của CNB và nhắn tin của UV. 

3 giờ sáng, Hai Ẩu thức giấc và quờ quạng xem điện thoại đâu. Hai Ẩu hỏi người đang nằm dưới đất bên cạnh giường mình: Anh coi dùm cái điện thoại tui có rớt đó không? Không thấy! Lúc đó Bùm (cũng đang nằm dưới đất) thức dậy, Hai Ẩu nói: Con gọi thử số của ba coi điện thoại nó reo ở chỗ nào! Bùm ngơ ngác một hồi rồi phát hiện ra điện thoại của Bùm cũng mất tiêu! Anh chàng kia dùng điện thoại của mình gọi số của Hai Ầu, rồi của Bùm. Cả 2 số đều thông báo: Số điện thoại này hiện không liên lạc được! Mất luôn 2 cái điện thoại của 2 cha con!


15 thg 5, 2012

Rất xưa và rất xa

Bệnh. Nằm yên.

Từ một quá khứ xa xưa Người gọi về hỏi thăm. Ôi, mấy mươi năm qua rồi, tưởng mình đã tan nhòa trong lớp bụi thời gian, nào ngờ vẫn còn trong ký ức của ai kia...

Từ một chốn xa xôi diệu vợi Người gọi về hỏi thăm. Nghìn trùng xa cách thế kia mà vẫn biết tin nhau sao?

Bệnh. Nằm yên.

Cô giáo cũ thời còn là học sinh cấp 1 nức nở qua điện thoại lo cho đứa học trò nhỏ ngày nào (giờ đã là người đàn ông trên 50, vừa qua cơn nhồi máu cơ tim)...

Bệnh. Nằm yên. Trôi bồng bềnh qua không gian và thời gian. Trôi miên man giữa những tấm lòng.

Cảm ơn mọi người, cảm ơn cuộc đời đã cho tôi sống qua những phút giây này, để cảm nhận Tình Người.

7 thg 5, 2012

Quy luật của muôn đời


Quy luật của Muôn Đời là một tác phẩm nổi tiếng của Dumbatzé. Nhân vật chính trong tác phẩm là Batsana, một nhà văn nhà báo lớn, Câu chuyện diễn ra khi ông bị nhồi máu cơ tim, phải nằm trong bệnh viện.

"Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời. Như vậy sẽ có dịp phân tích và đánh giá lại toàn bộ quãng đường đã qua.." (Lời Batsana).

Thân thể nằm bất động trên gường bệnh, bằng suy tưởng, hồi ức, bằng trò chuyện với 2 người bệnh cùng phòng là Đức Cha Iôram và bác thợ giày Bulika, Batsana tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: Ta sinh ra đời để làm gì? Hạnh phúc là thế nào? Bản chất của cái Thiện là gì?

Cuối cùng ông đã tìm ra câu trả lời: Đó chính là Quy luật của Muôn đời.