Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.
Bên ngoài chùa Ông
Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.
Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu, Truyền Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.
Cơ sở tín ngưỡng này là nơi đồng bào người Hoa tụ tập để gửi gấm tấm lòng về cố quốc. Có thể xem đây chính là cơ sở tín ngưỡng đầu tiên của người Hoa trên cả vùng Nam bộ.
Thuở ấy, với sự có mặt của cộng đồng người Hoa, cù lao Phố trở thành một trung tâm thương mại lớn ở phía Nam. Rồi thời cuộc xoay vần, những cư dân này theo chân Nguyễn Ánh tiến về Sài Gòn - Gia Định để tạo dựng nên Sài Gòn Gia Định.
Nơi đây không thờ Phật, nên phải gọi là miếu, nhưng dân gian quen gọi là chùa: Chùa Ông. Ông ở đây là Quan Công.
Trên 300 năm nằm yên bình bên bờ sông Đồng Nai, chứng kiến bao thăng trầm của thời cuộc, sự ra đời của 2 thành phố, chùa Ông vẫn còn đó lặng lẽ ngắm dòng sông trôi...
Trên 300 năm nằm yên bình bên bờ sông Đồng Nai, chứng kiến bao thăng trầm của thời cuộc, sự ra đời của 2 thành phố, chùa Ông vẫn còn đó lặng lẽ ngắm dòng sông trôi...
Hàng năm, vào các dịp lễ hội, nhiều người - đặc biệt là người Hoa ở Sài Gòn Chợ Lớn - đến đây để chiêm bái, cầu lộc, dập dìu đông đúc cả một mạn Nam cù lao Phố.
Năm 2010, di tích này qua một đợt trùng tu lớn. Công trình vẫn cố gắng duy trì được những nét văn hóa cổ xưa của chứng nhân lịch sử này.
Năm 2010, di tích này qua một đợt trùng tu lớn. Công trình vẫn cố gắng duy trì được những nét văn hóa cổ xưa của chứng nhân lịch sử này.
Phạm Hoài Nhân
Cảm ơn anh Hai Ẩu...
Trả lờiXóaCảm ơn Bạn Hoài Nhân.
Trả lờiXóaRất hay và khá chi tiết
Trả lờiXóa