Chính vì vậy, những khi có dịp đến Long Xuyên, An Giang mà không có nhiều thời giờ thì tôi chỉ có đi lang thang ra cù lao Ông Hổ mà thôi. Và thú thiệt, đã ra đó không biết bao nhiêu lần!
Nét đặc sắc khiến du lịch An Giang khác hẳn các tỉnh miền Tây Nam bộ khác là ở đây có núi. Thất Sơn huyền bí luôn hấp dẫn khách phương xa. Thêm vào đó là những khu rừng tràm mênh mông mùa nước nổi. Cù lao Ông Hổ thì không có những nét đặc sắc đó, vì nó ở ngay thành phố, thế nhưng đến đây cũng... đỡ ghiền!
Cù lao Ông Hổ có tên gọi hành chính là xã Mỹ Hòa Hưng, thuộc thành phố Long Xuyên (do đó tên chính thức là cù lao Mỹ Hòa Hưng, nhưng từ xưa tới giờ người ta vẫn gọi đây là cù lao Ông Hổ), diện tích 21,21 km2, dân số khoảng 23.000 người.
Có hai truyền thuyết giải thích địa danh “Ông Hổ”.
Theo Sơn Nam, ngày xưa, nơi đây cũng như nhiều địa phương khác trên vùng đất phương Nam, cảnh “dưới sông cá lội, trên bờ cọp đua” hay “cọp ngồi bờ kinh xem… hát bội” là thường.
Tương truyền, một hôm có hai vợ chồng ông lão chèo xuồng đi lấy củi. Khi trở về thấy trên mảng lục bình trôi sông có một con hổ con vừa đói vừa rét, bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên, con hổ rất hiền lành, không phá phách ai. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bỏ vào rừng. Hằng năm, tới ngày giỗ ông bà, hổ đều mang về một con heo rừng đặt bên mộ rồi đi. Dân làng vì thấy con vật sống có nghĩa nên đặt tên nơi đây là cù lao Ông Hổ và lập miếu thờ.
Theo nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, Hội VHNT tỉnh An Giang, vào thời khẩn hoang, những người đi mở đất từ phía Long Xuyên đã chặt cây rừng kết bè vượt sông Hậu sang khai phá, lập làng.
Có một năm, nước sông Hậu dâng lên cuồn cuộn như nhấn chìm dải cù lao. Gia đình nọ trong lúc chống xuồng tránh lũ đã phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con đưa về chăm sóc, cho ăn ở cùng với người. Đáp lại ơn cứu mạng, hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ.
Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Hằng ngày, hổ cõng cô bé mù theo cha mẹ vào rừng làm rẫy. Người và hổ thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Đến một ngày, cô gái đổ bệnh qua đời. Hổ buồn rầu và một thời gian sau cũng chết theo.
Dân làng thấy hổ ăn ở có tình có nghĩa chẳng khác gì con người nên đã lập miếu thờ, gọi là miếu thờ ông Hổ. Cái tên cù lao ông Hổ cũng ra đời từ đó.
Có một năm, nước sông Hậu dâng lên cuồn cuộn như nhấn chìm dải cù lao. Gia đình nọ trong lúc chống xuồng tránh lũ đã phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con đưa về chăm sóc, cho ăn ở cùng với người. Đáp lại ơn cứu mạng, hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ.
Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Hằng ngày, hổ cõng cô bé mù theo cha mẹ vào rừng làm rẫy. Người và hổ thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Đến một ngày, cô gái đổ bệnh qua đời. Hổ buồn rầu và một thời gian sau cũng chết theo.
Dân làng thấy hổ ăn ở có tình có nghĩa chẳng khác gì con người nên đã lập miếu thờ, gọi là miếu thờ ông Hổ. Cái tên cù lao ông Hổ cũng ra đời từ đó.
Hai câu chuyện tuy khác nhau nhưng có điểm chung: Con người có thể sống chan hòa cùng vạn vật và cảm hóa cả loài mãnh thú.
Từ Long Xuyên qua cù lao Ông Hổ từ 1 trong 2 bến phà: bến phà Mỹ Khánh hoặc bến phà Ô Môi. Bến phà Ô Môi ở trong chợ nên đường đi hơi chật (nghe nói có tên Ô Môi vì ở bến phà có cây ô môi).
Từ Long Xuyên qua cù lao Ông Hổ từ 1 trong 2 bến phà: bến phà Mỹ Khánh hoặc bến phà Ô Môi. Bến phà Ô Môi ở trong chợ nên đường đi hơi chật (nghe nói có tên Ô Môi vì ở bến phà có cây ô môi).
Bến phà Ô Môi
Cù lao Ông Hổ chính là nơi sinh của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Chính vì thế khi Bác Tôn qua đời, chính quyền tỉnh An Giang đã tôn tạo nơi nhà ở của Bác thành khu di tích. Khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng có diện tích 7ha, là điểm nhấn khi tham quan cù lao Ông Hổ.
Hoa bằng lăng ở khu di tích
Nhà cổ chính là ngôi nhà Bác Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên cùng gia đình. Căn nhà này được cất trước 1 năm ngày Bác chào đời, năm 1887.
Đền thờ của Bác Tôn được xây dựng khá bề thế. Khuôn viên chính điện là 110 m2, ứng với tuổi đời của Bác khi nhà được xây cất. Trong đền có tượng bán thân Bác Tôn được đúc bằng đồng đen cũng nặng 110kg, tương đương với năm đúc tượng mừng sinh nhật 110 năm của Bác. Để tạo được sự linh thiêng và yên tỉnh cho khu đền, khách tham quan phải qua một chiếc cầu vồng bắc ngang qua một lạch nước nhỏ 10m. Xung quanh đền là những cây xanh cổ thụ.
Đền thờ của Bác Tôn được xây dựng khá bề thế. Khuôn viên chính điện là 110 m2, ứng với tuổi đời của Bác khi nhà được xây cất. Trong đền có tượng bán thân Bác Tôn được đúc bằng đồng đen cũng nặng 110kg, tương đương với năm đúc tượng mừng sinh nhật 110 năm của Bác. Để tạo được sự linh thiêng và yên tỉnh cho khu đền, khách tham quan phải qua một chiếc cầu vồng bắc ngang qua một lạch nước nhỏ 10m. Xung quanh đền là những cây xanh cổ thụ.
Đền thờ Bác Tôn
Lối vào đền thờ
Bên trong đền thờ
Khu lưu niệm Bác Tôn trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến sự nghiệp hoạt động của Bác Tôn và miêu tả lịch sử cù lao Ông Hổ.
Chiếc máy bay YAK-40, là chiếc chuyên cơ đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để mừng Lễ Chiến thắng, ngày 15/05/1975
Nếu bạn đi xe máy, hãy rong ruổi trên các con đường nhỏ len lỏi trong cù lao để cảm nhận nét thanh bình, yên ả của một miền quê Nam bộ.
Trong vài năm gần đây, nở rộ dịch vụ du lịch home stay, du khách đến ăn ở và sinh hoạt cùng gia đình người dân. Cù lao Ông Hổ cũng có dịch vụ này, nhưng phải thành thật mà nói là chưa hấp dẫn lắm. Thôi thì bạn có thể hưởng một phần nào đó dịch vụ home stay này bằng cách chỉ dùng bữa trưa trong vườn nhà dân thôi.
Dùng bữa với đặc sản miền Tây: bông điên điển xào tép.
Đặc sản An Giang: gà hấp lá trúc
Dùng bữa xong, bạn có thể dong đưa trên võng ca vọng cổ, hay ra vườn... đuổi ngỗng!
Xong rồi, bạn lại qua phà để về lại bến phà Ô Môi, tạm biệt cù lao Ông Hổ.
Phạm Hoài Nhân
Cảm ơn tác giả. Biết thêm một người đi nhiều và viết nhiều.
Trả lờiXóa