Các bạn có biết 2 thứ bánh trong hình trên là bánh gì không?
Đó là loại bánh làm bằng nếp giống như bánh tét, bánh chưng nhưng không có nhân, và kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Chúng có tên là bánh cúng (cái bánh dài) và bánh cấp (cái hình chữ nhật).
Theo giải thích của TS Huỳnh văn Tới, đây là loại bánh dân gian của người Chăm dùng vào dịp cúng lễ. Ý nghĩa của chúng là dùng sản vật tinh khiết tự nhiên của đất trời để dâng cúng, do đó chỉ có nếp thôi chứ không có... thịt mỡ như bánh tét của ta. Ăn bánh này chấm với mật ong (cũng là sản vật tinh khiết tự nhiên).
Nếu như bánh dày bánh chưng của Việt Nam tượng trưng cho Trời và Đất, thì ý nghĩa của bánh cúng - bánh cấp thực tế hơn rất nhiều. Bánh cúng (dài) tượng trưng cho Linga (bộ phận sinh dục nam), bánh cấp (chữ nhật) tượng trưng choYoni (bộ phận sinh dục nữ). Đây chính là nền văn hóa phồn thực của dân tôc Chăm, vì nhờ vào linga và yoni mà vạn vật mới sinh sôi nảy nở.
Vì thế, nếu ăn thì phải ăn một cặp mới... đúng lẽ tự nhiên! (có lẽ cũng vì thế nên cái bánh mới nhỏ nhắn, chứ nếu to như bánh tét - bánh chưng mà ăn một cặp chắc... chêt!)
___
Ghi chú:
Ghi chú:
Trên một vài trang web tôi thấy nói rằng bánh cúng bánh cấp là của người Kh'mer. Đặc biệt, có một bài viết trên vnthuquan của tác giả Xuân Toàn cho rằng cách gọi tên bánh cúng - bánh cấp là sai. Theo tác giả Xuân Toàn:
- Bánh cuốn là cuốn lá tròn đặng bỏ nếp vô cột bít lại mà nấu, tục kêu là bánh cúng, bánh nào lại không cúng được?
- Bánh cặp là bánh gói 2 bánh cặp một, chớ kêu bánh cấp thì xa lắm.
Nếu các bạn có thông tin gì hay hơn thì xin góp ý nha.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét