JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN
Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).
Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.
Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio
Một quán bar trên đường Thái Lập Thành năm 1963. Ảnh của Pete Komada.
Thánh đường Hồi giáo trên đường Đông Du, phía sau lưng là khách sạn Caravelle ngạo nghễ. Ảnh: Phạm Tường Nhân
Vị trí hiện nay của đường trên địa bàn phường Bến Nghé quận 1, khởi đầu từ đường Thái Văn Lung đến đường Đồng Khởi, qua các ngã tư Hai Bà Trưng, Thi Sách.
Đây là một trong các đường xưa nhất của Sài Gòn cũ. Thời Pháp thuộc đường mang tên đường số 11. Ngày 2/6/1871, đường mang tên Tự Đức. Ngày 24/2/1897, đổi lại là đường Amiral Dupré. Ngày 22/3/1955, chính quyền Sài Gòn đổi lại là đường Thái Lập Thành.
Lại một câu hỏi khác: ông Thái Lập Thành là ai mà được đặt tên đường nhỉ?
Ông Thái Lập Thành sinh năm 1899 tại Bạc Liêu, trong một gia đình điền chủ giàu có. Ông từng là một viên chức trong chính quyền thuộc địa, hàm Đốc phủ sứ, nguyên tổng trấn Nam phần (thủ hiến) kiêm Đô trưởng Sài Gòn.
Với tiểu sử như vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên nếu tên Thái Lập Thành được đặt cho một con đường ở Sài Gòn. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi sau 1975 tên đường này bị chính quyền cách mạng bỏ đi để thay bằng tên Đông Du.
Thế nhưng đời có chuyện éo le. Mặc dù làm đến chức tổng trấn Nam phần kiêm đô trưởng Sài Gòn nhưng ông Thái Lập Thành là một trí thức họat động bí mật cho lực lượng Việt Minh (phần nào đó giống như Phạm Ngọc Thảo hay Vũ Ngọc Nhạ)! Éo le ở chỗ ông bị chính Việt Minh giết lầm.
Tại Sa Đéc, ngày 31/7/1951, Chanson, tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ, và Thái Lập Thành, Thủ hiến Nam Việt cùng nhiều sĩ quan Pháp đang dự cuộc duyệt binh ở thị xã, đã bị cảm tử quân Phan Văn Út (Út Ngọ tức Triệu Hoàng Minh) ném lựu đạn. Thái Lập Thành chết tại chỗ; tướng Chanson tắt thở sau vài giờ, 4 sĩ quan Pháp bị thương. Phan Văn Út hi sinh tại chỗ ... (sau này Phạm Ngọc Thảo cũng từng bị ám sát ở Bến Tre trong tình huống tương tự, nhưng... không chết).
Thái Lập Thành chết oan ức. Là một liệt sĩ cách mạng, ông hoàn toàn xứng đáng được đặt tên cho một con đường. Tiếc thay, dù đã được chính quyền VNCH đặt tên cho một con đường trong quận 1, nhưng con đường mang tên ông đã bị chính các đồng chí của mình gỡ bỏ. Tên đường Đông Du thì cũng có ý nghĩa, nhưng không biết ở suối vàng Thái Lập Thành có cười buồn cho cái chết của mình không?
Ôn lại chuyện quá khứ, nghĩ vẩn vơ vậy thôi, chớ biết nói gì đây?
Phạm Hoài Nhân
Tiểu sử của các nhà hoạt động bí mật thường rất mù mờ, nên bỏ luôn cho chắc ăn. Lỡ xảy vụ "liệt sĩ" Ng Văn Bé nữa thì xấu hổ quá!
Trả lờiXóaĐáng chê nhất là rất nhiều danh nhân thời Nguyễn bị thay tên đường rất lãng xẹt. Đến 1 ng như Tả Quân Lê Văn Duyệt mà không có tên đường thì hết nói luôn!
Không biết các vị trong cqtp hiện nay có tổ tiên thời LVD không nhỉ? Chắc tổ tiên họ ở... nơi khác.
Anh KhaMi nói có lý.
XóaKhông biết lãnh đạo TPHCM có bà con gì với ngài Lê văn Duyệt không, chỉ biết rằng cả 2 ông lãnh đạo (Bí thư và Chủ tịch UBND) đều họ Lê! :-)
Theo tôi còn nhớ thì đường CMT8 bây giờ là Lê văn Duyệt (trước năm 1975) còn ở Q Bình Thạnh (nơi gần lăng ông)có trường nữ trung học LVD. Nói chung nhà Nguyễn (Gia Long) không được welcome lắm, chỉ nhà Nguyễn (Tây Sơn) mới OK
Xóa