Theo Burson-Marsteller số chính phủ và nguyên thủ quốc gia có trang Facebook chiếm đến 87% trong tổng số 193 quốc gia của Liên Hiệp Quốc. Công ty này đã phân tích 512 trang (có nhiều chính phủ, nguyên thủ có hơn một trang fanpage) đại diện cho 169 nước.
30 thg 5, 2016
Các nguyên thủ quốc gia trên Facebook
Theo Burson-Marsteller số chính phủ và nguyên thủ quốc gia có trang Facebook chiếm đến 87% trong tổng số 193 quốc gia của Liên Hiệp Quốc. Công ty này đã phân tích 512 trang (có nhiều chính phủ, nguyên thủ có hơn một trang fanpage) đại diện cho 169 nước.
24 thg 5, 2016
Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng
Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?
Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.
Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).
Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.
Mặt trước điện Ngọc Hoàng
Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).
20 thg 5, 2016
Nhạc ngoại, lời Việt
Nhạc nước ngoài thì hát bằng tiếng nước ngoài, nhiều người nghe hổng hiểu, vậy nên nhạc sĩ ta đặt ra lời Việt cho bà con dễ nghe hơn. Phải công nhận là nhiều bài nhạc ngoại lời Việt hay hết xẩy luôn, nhưng mà ở đây tui không định nói về những bản nhạc ấy. Tui chỉ muốn kể về những bản nhạc ngoại do "bà con cô bác" chế lời thôi, thường là... không ăn nhập gì với lời gốc, nhưng mà vui dễ sợ và được nhiều người thuộc lòng còn hơn cả bài "đàng hoàng". (Có khi những lời tiếu lâm này do nhạc sĩ chính cống đặt hổng chừng, nhưng họ cho là giỡn chơi nên hổng thèm đứng tên tác giả.)
19 thg 5, 2016
Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua
Nhạc cải biên (tui thích dùng từ này hơn "nhạc chế", vì nghe hợp lý hơn) là những bài hát đặt lời ca mới, dựa theo giai điệu những bài hát quen thuộc có sẵn, thường là có tính vui nhộn, trào phúng. Các bài hát được cải biên phải là những bài hát nổi tiếng, được nhiều người biết, có vậy thì nghe lời mới nó mới... đã!
Không bàn tới những bài "nhạc chế" sau này (vì chưa biết nó "sống" bao lâu, và vì... tui cũng hổng biết nhiều về nó), ở đây chỉ nhắc tới những bài hát cải biên mà tui đã nghe và nhớ mấy chục năm qua thôi. Kể lại nghe chơi nha!
Không bàn tới những bài "nhạc chế" sau này (vì chưa biết nó "sống" bao lâu, và vì... tui cũng hổng biết nhiều về nó), ở đây chỉ nhắc tới những bài hát cải biên mà tui đã nghe và nhớ mấy chục năm qua thôi. Kể lại nghe chơi nha!
13 thg 5, 2016
Đi xe buýt cũng dzui lắm á!
Khoảng 20 phút sau, bà già loay hoay đứng lên, lảo đảo bước ra cửa, lắp bắp: Cho tui xuống! Cho tui xuống!
Phụ xe hỏi: Bà xuống đâu? Chưa tới trạm mà.
11 thg 5, 2016
Giả và thật
Ở ngã ba Vũng Tàu, tui ngoắc một chiếc xe, loại xe mà người ta vẫn gọi là xe dù.
Chả hiểu từ đâu ra danh từ xe dù, nhưng ta cứ hiểu rằng đó là xe không xuất bến đàng hoàng. Nôm na là thứ không chính thức, thứ giả dối.
Xe vắng khách, nên tui có chỗ ngồi đàng hoàng, nhưng xe chạy cọc cà cọc cạch. Xe xấu hay đường xấu? Chắc là xe xấu rồi, vì đường là của Nhà nước, còn xe là của tư nhân, lại là xe dù nữa. Xe xấu là cái chắc! (đó là tui nói vậy, còn hiểu sao là tùy bạn!).
Tới Long Thành, công an tuýt còi. Công an sai hay xe sai? Xe sai là cái chắc rồi, vì xe là của tư nhân, lại là xe dù nữa. Còn công an là bạn dân, là người Nhà nước mà! (đó là tui nói vậy, còn hiểu sao là tùy bạn!).
Chả hiểu từ đâu ra danh từ xe dù, nhưng ta cứ hiểu rằng đó là xe không xuất bến đàng hoàng. Nôm na là thứ không chính thức, thứ giả dối.
Xe vắng khách, nên tui có chỗ ngồi đàng hoàng, nhưng xe chạy cọc cà cọc cạch. Xe xấu hay đường xấu? Chắc là xe xấu rồi, vì đường là của Nhà nước, còn xe là của tư nhân, lại là xe dù nữa. Xe xấu là cái chắc! (đó là tui nói vậy, còn hiểu sao là tùy bạn!).
Tới Long Thành, công an tuýt còi. Công an sai hay xe sai? Xe sai là cái chắc rồi, vì xe là của tư nhân, lại là xe dù nữa. Còn công an là bạn dân, là người Nhà nước mà! (đó là tui nói vậy, còn hiểu sao là tùy bạn!).
8 thg 5, 2016
Tạm biệt rừng cao su
Về quê xưa Long Khánh dự đám tang gia đình một người bạn học thuở cấp 3. Cơn mưa chiều tầm tã như quyến luyến giữ chân người ở lại chốn xưa. Rồi mưa cũng ngớt, chiều chưa tàn nhưng sũng nước, một mình trên chiếc xe máy cà tàng rong ruổi về lại Biên Hòa.
Ngang qua Suối Tre, bỗng như tiếc nuối, dùng dằng chưa muốn rời Long Khánh nên quẹo phải vô rừng cao su. Đi để mà đến, không biết đến đâu, để làm gì.
Ngang qua Suối Tre, bỗng như tiếc nuối, dùng dằng chưa muốn rời Long Khánh nên quẹo phải vô rừng cao su. Đi để mà đến, không biết đến đâu, để làm gì.
Con đường vào Suối Tre, vắng vẻ sau cơn mưa
5 thg 5, 2016
Làm bài tập Sức bền vật liệu
Nếu bạn đã từng là sinh viên ngành kỹ thuật (nhất là ngành Xây dựng) thì chắc hẳn là bạn có học môn Sức bền vật liệu, và khả năng rất lớn là bạn cũng đã từng coi nó như... cơn ác mộng! Bởi vì sinh viên rớt la liệt ở môn này, đến nỗi các thầy cô dạy Sức bền Vật liệu được trao tặng danh hiệu là Dũng sĩ diệt sinh viên. Vậy nên đọc cái tựa Làm bài tập Sức bền vật liệu là... thấy ghét rồi phải hông? Yên tâm đọc tiếp đi mà, tui đặt chơi vậy thôi chớ hổng có liên quan gì đâu!
Thời tui là sinh viên (cuối 197x, đầu 198x) ai nấy nghèo kiết xác. Ăn cơm tập thể phải độn bo bo, còn thịt cá là giấc mơ thế kỷ! Ở trong ký túc xá, tiện nghi không có. Thỉnh thoảng ở quê đứa nào có gởi lên chút gì đó để cải thiện thì mừng lắm, cả phòng chia nhau ăn. Mà có phải cái gì ghê gớm đâu, có khi là mấy trái bắp (sống), có khi là nửa ký đậu xanh...
Bắp sống thì phải luộc lên, đậu xanh thì phải nấu chè. Ký túc xá không cho xài bếp điện (điện ký túc xá sao chịu thấu), bếp dầu (mà có lén nấu thì thời đó kiếm đâu ra dầu hôi), còn bếp ga, bếp từ, lò vi ba thì... xin lỗi nghe, hồi đó chưa có khái niệm luôn! Cho nên chỉ có thể lén dùng bếp củi thôi!
Thời tui là sinh viên (cuối 197x, đầu 198x) ai nấy nghèo kiết xác. Ăn cơm tập thể phải độn bo bo, còn thịt cá là giấc mơ thế kỷ! Ở trong ký túc xá, tiện nghi không có. Thỉnh thoảng ở quê đứa nào có gởi lên chút gì đó để cải thiện thì mừng lắm, cả phòng chia nhau ăn. Mà có phải cái gì ghê gớm đâu, có khi là mấy trái bắp (sống), có khi là nửa ký đậu xanh...
Bắp sống thì phải luộc lên, đậu xanh thì phải nấu chè. Ký túc xá không cho xài bếp điện (điện ký túc xá sao chịu thấu), bếp dầu (mà có lén nấu thì thời đó kiếm đâu ra dầu hôi), còn bếp ga, bếp từ, lò vi ba thì... xin lỗi nghe, hồi đó chưa có khái niệm luôn! Cho nên chỉ có thể lén dùng bếp củi thôi!
3 thg 5, 2016
Cua Heo và đèo Mẹ Bồng Con ở Long Khánh
Có 2 địa danh mà có lẽ hầu hết người dân Long Khánh đều biết, mặc dù không hề là địa danh hành chánh chính thức, đó là Cua Heo và Đèo Mẹ Bồng Con.
Cua Heo là khúc cua trên quốc lộ 1 quẹo vô thị xã Long Khánh. Cua là khúc cua thì hiểu rồi, vậy còn Heo là gì?
Đèo Mẹ Bồng Con. Ảnh: Phạm Tường Nhân, 2011
Cua Heo là khúc cua trên quốc lộ 1 quẹo vô thị xã Long Khánh. Cua là khúc cua thì hiểu rồi, vậy còn Heo là gì?
2 thg 5, 2016
Bạn tôi, thừa tướng.
Anh là bạn tôi từ thuở còn là sinh viên đại học.
Thật khó hình dung rằng chúng tôi có thể là bạn nhau. Dù cùng học chung trường Đại học Bách khoa, nhưng anh học khoa Xây dựng, còn tôi học khoa Cơ khí; anh ta thuê nhà trọ ở ngoài, còn tôi ở ký túc xá; mà cái trường Đại học Bách khoa ấy có đến mấy ngàn sinh viên chứ đâu có ít, chẳng dễ gì biết nhau!
Nhưng điều khác nhau cơ bản nhất, đập ngay vào mắt mọi người, đó là… kích thước! Anh ta cao khoảng 1 met 8, nặng chắc cũng cỡ ngót nghét 1 tạ - còn tôi, ở cái thời buổi ốm đói ấy cân nặng chưa bao giờ quá 37 kg, và chiều cao thì – hic, chỉ có 1 met 54!
Bởi vậy tôi gọi anh là “Thừa tướng” – còn tôi, dĩ nhiên là “Thiếu tướng” rồi.
Thật khó hình dung rằng chúng tôi có thể là bạn nhau. Dù cùng học chung trường Đại học Bách khoa, nhưng anh học khoa Xây dựng, còn tôi học khoa Cơ khí; anh ta thuê nhà trọ ở ngoài, còn tôi ở ký túc xá; mà cái trường Đại học Bách khoa ấy có đến mấy ngàn sinh viên chứ đâu có ít, chẳng dễ gì biết nhau!
Nhưng điều khác nhau cơ bản nhất, đập ngay vào mắt mọi người, đó là… kích thước! Anh ta cao khoảng 1 met 8, nặng chắc cũng cỡ ngót nghét 1 tạ - còn tôi, ở cái thời buổi ốm đói ấy cân nặng chưa bao giờ quá 37 kg, và chiều cao thì – hic, chỉ có 1 met 54!
Bởi vậy tôi gọi anh là “Thừa tướng” – còn tôi, dĩ nhiên là “Thiếu tướng” rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)