27 thg 7, 2016

Ăn nem Thủ Đức, tắm suối Xuân Trường

Đi theo quốc lộ 1K, gần tới ngã tư Linh Xuân thì bên phải có Đường số 3, rẽ vào đó chừng 100 met tới ngã ba, lại rẽ phải, qua một khu chợ nhỏ nhưng đông đúc là bạn sẽ thấy một Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia: Đình thần Xuân Hiệp.

Cổng đình

15 thg 7, 2016

Qua sông Đồng Nai là tới... Châu Đốc!

Chỉ cần có chút xíu kiến thức về địa lý là biết ngay qua sông Đồng Nai không thể tới Châu Đốc được. Ấy vậy mà có khi lại... được mới độc chớ!

Dọc theo đường Nguyễn Xiển, quận 9, khoảng gần chùa Bửu Long, có khá nhiều bến đò để qua một cù lao. Các bến đò ấy ghi là... bến đò Châu Đốc, hoặc ghi là qua chùa Bà Châu Đốc... Thí dụ ngôi chùa cổ Hội Sơn (cùng nằm trên đường Nguyễn Xiển), cạnh chùa là một bến đò, gọi là... bến đò Châu Đốc. Tấm bảng ghi rõ những con đò ở đây đưa khách qua sông để tới Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc! Vậy không phải qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc sao?

Một cách đầy đủ, người dân gọi tên ngôi chùa ở bên kia sông là Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3. Kỳ thiệt, tên chính thức của ngôi chùa là chùa Phước Long.

Chùa Phước Long (Châu Đốc 3) nhìn từ bên này sông.

13 thg 7, 2016

Sáng kiến gởi cho Mark Zuckerberg


Mark con,

Chú thấy con mới bằng tuổi con chú mà giỏi quá, nên chú thik con rùi đó nghen!

Bởi thik con nên chú mới gởi thơ này cho con, chớ mấy đứa cỡ Đô-nan Trăm chú đâu có thèm nói chuyện. (À, nếu con hổng biết Đô-nan Trăm là đứa nào thì chịu khó hỏi báo Nhân dân của nước chú nghen).

12 thg 7, 2016

Tiền Giang tứ đại quý nhân

Vũ quê ở Tiền Giang. Anh hỏi tui: Tiền Giang có tứ đại quý nhân, là 4 người phụ nữ tiếng tăm lừng lẫy của nước Việt. Anh biết là những ai không?

Tui hỏi lại: Tứ đại quý nhân chứ không phải Tứ đại mỹ nhân hả?
  • Đúng rồi. Thiệt ra thì cũng đẹp, nhưng cái lẫy lừng của các vị ấy không phải là vẻ đẹp, mà là uy quyền, à... như là mẫu nghi thiên hạ ấy!
  • Vậy thì biết rồi. Thứ nhất là bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, quê ở Gò Công. Thứ hai là Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cũng quê ở Gò Công.
Cung Nam Phương hoàng hậu ở Đà Lạt. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

8 thg 7, 2016

Chùa Huê Nghiêm, có... 3 ngôi chùa Huê Nghiêm!

Ở riêng tại TPHCM thôi có tới 3 ngôi chùa Huê Nghiêm - đó là những ngôi chùa tôi biết, ngoài ra không biết còn ngôi nào mang tên Huê Nghiêm nữa không.

1.
Chùa Huê Nghiêm tôi muốn kể ở đây còn được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 hay Tổ đình Huê Nghiêm. Ngôi chùa này nổi tiếng ở chỗ nó đã được xác định là ngôi chùa cổ nhất TPHCM, xây dựng năm 1721.

Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu rất nhiều lần, vào những năm 1960, 1969, 1990, 2003... do đó không còn dáng vẻ xưa nữa. Ảnh dưới đây của Võ văn Tường có lẽ chụp sau 1990.



5 thg 7, 2016

Tên tỉnh thành nào dài nhất và ngắn nhất

Việt Nam có 63 tỉnh thành, tên mỗi tỉnh thành thường có 2 chữ (âm tiết). Không tỉnh thành nào tên chỉ có một chữ. Cá biệt có một tỉnh tên dài tới 4 chữ, đó là Bà Rịa - Vũng Tàu. Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, để coi lại cái đã!

Nếu không xét độ dài theo âm tiết mà xét theo số chữ cái thì Bà Rịa - Vũng Tàu có 12 chữ cái. Một tỉnh khác cũng có tên gồm 12 chữ cái dù chỉ có 3 âm tiết, đó là Thừa Thiên - Huế.  Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, hổng phải đâu!

Tỉnh thành có tên dài nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. 2 chữ Thành phố phải luôn đi kèm với tên Hồ Chí Minh khiến cho tên này có tới 5 âm tiết, 17 chữ cái! (Các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... đều có thể đọc riêng tên mà không đi kèm chữ thành phố).