27 thg 3, 2017

Đình Phong Phú quận 8

Các thông tin về đình sau đây là lược trích từ trang web Quận 8, hình ảnh và chú thích hình là của tui.

Trên trần chánh điện nhang vòng rất nhiều, cho thấy đây là một công trình tín ngưỡng theo văn hóa người Hoa

Đình Phong Phú tọa lạc tại số 46 đường Phong Phú, phường 12, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; tên đường Phong Phú được đặt từ thời Pháp thuộc đến nay. Đình Phong Phú được xây dựng sau khi thôn Phong Phú được thành lập. Thôn Phong Phú được thành lập khoảng thời gian từ năm 1816 – 1833. Đình Phong Phú cũng được xây dựng trong thời gian này, tức khoảng gần 200 năm. Vị trí đầu tiên là bên bờ kinh Đôi, dời đến vị trí hiện nay khoảng 1917.


Mái đình. Phù điêu trước cửa đình. Do khuôn viên quá nhỏ nên đáng lẽ là bình phong thì đình chỉ có thể làm phù điêu

Đình Phong Phú là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, diện tích khoảng 600 m² . Các thành phần kiến trúc võ ca, tiền điện, chính điện được xây dựng theo kiểu nhà năm gian, tiếp nối nhau trên một trục dọc, riêng nghĩa từ xây theo kiểu nhà ba gian, nằm bên trái chính điện. Võ ca và mỗi điện thờ đề có nóc mái riêng, lợp ngói ống, đỡ lấy lớp mái này là bộ cột, kèo, rui làm bằng gỗ.

Trước võ ca là khoảng sân nhỏ đặt bàn thờ Thiên phụ địa mẫu đối diện với bức phù điêu Thần Hổ tên vách mặt tiền. Bên trên phù điêu Thần Hổ có hàng chữ “Đình Phong Phú”.

Tiền điện bày ba hương án ở gian giữa và hai gian bên; hương án giữa thờ Thần hoàng, hai bên trái phải là án thờ Tả ban, Hữu ban.

Hương án thờ Thần hoàng

Hương án thờ Hữu ban

Hương án thờ Tả ban

Chính điện là nơi được bài trí trang trọng nhất trong đình. ở ba cửa võng trước chính điện trang trí ba bao lam chạm trổ các đề tài mẫu đơn –trĩ, mai – điểu… Trên các thân cột treo các cặp liễn đối chạm chìm chữ Hán, sơn son thếp vàng. Gần cuối chính điện có năm khám thờ bày thành một hàng ngang. Khám thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh được bày ở gian giữa. Khám thờ Tả ban và Hữu ban đặt ở hai bên trái phải gian thờ Thần. Hai bên ngoài sát vách tường bên trái là nơi thờ Chúa sinh nương nương đối xứng với gian thờ Ngũ hành nương nương ở sát vách tường bên phải.

Chúa sinh Nương nương

Bên trái chính điện có cửa vào gian nghĩa từ, nơi thờ các vị có công với làng xã, đình miếu. Ở giữa nhà nghĩa từ là bàn thờ và tượng Địa tạng vương Bồ tát.

Tượng Địa tạng vương ở nhà Nghĩa từ

Các hiện vật trong di tích:

  • Khám thờ, bài vị, long vị, tượng thần (gỗ - thạch cao).
  • Khám thờ, bài vị thờ tả ban, hữu ban (gỗ).
  • Khám thờ, bộ tượng Chúa sinh nương nương (gỗ, thạch cao)
  • Bộ tượng 12 Mụ bà (thạch cao).
  • Khám thờ, tượng thờ Ngũ hành nương nương (gỗ).
  • Binh khí, bát bủu, đỉnh trầm, lư hương – liễn đối, hoành phi, phù điêu (gỗ).
Ở nhà Nghĩa từ bên trái chánh điện khách thăm có thể thấy nhiều... hòm (quan tài) gỗ, vì nơi đây còn là Hội Bảo thọ để giúp đỡ việc ma chay, tang chế cho những người cao tuổi qua đời.

Phạm Hoài Nhân

26 thg 3, 2017

Chuyện về ông Lý Quang Diệu ở Biên Hòa - những suy nghĩ của người mang danh Ẩu

Ngày hôm qua, từ những thông tin của bạn bè tui biết thêm vài chi tiết về "sự kiện năm 1982" (sự kiện gia đình ông Lý Kiềm - người được cho là anh ông Lý Quang Diệu - được quan chức chính quyền đề nghị làm thủ tục để được bảo lãnh xuất cảnh qua Singapore).

Người phụ nữ chức quyền tìm đến gia đình năm 1982 mà anh Lý Kim Hoàng gọi là "bà thứ trưởng" thật ra là bà Ba Sương, tức Trần Ngọc Sương - người phụ nữ nổi tiếng của Nông trường Sông Hậu sau này. Bà được ủy nhiệm của ông Võ văn Kiệt (lúc ấy là bí thư thành ủy TPHCM) về Biên Hòa tìm người thân cho ông Lý Quang Diệu.

Tui cũng được bạn bè cho biết rằng phía Singapore - qua con đường ngoại giao - đã phủ nhận nghi vấn ông Lý Quang Diệu sinh ở Việt Nam và đề nghị phía Việt Nam không để báo chí khai thác đề tài này nữa từ rất lâu rồi.

Tui cũng được biết rằng nhiều người có tư liệu chi tiết hơn, chính xác hơn về việc này nhưng vì lý do nêu trên đã không công bố.

Vậy nên sự việc này nên dừng lại ở đây. Tuy nhiên, nếu tui stop ngang như vậy thì cũng hơi.. ấm ức, cho nên xin được cà kê thêm chút đỉnh. Coi như đây chỉ là nghĩ ngợi lan man của một người mang danh Hai Ẩu thôi, hổng có giá trị tư liệu hay lịch sử gì hết nghen!

Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và con trai, Lý Hiển Long

25 thg 3, 2017

Chuyện về ông Lý Quang Diệu ở Biên Hòa - Lời kể của anh Lý Kim Hoàng

Với sự tò mò về nguyên do vì sao có lời đồn đại rằng ông Lý Quang Diệu là người gốc Biên Hòa, có cha và anh sống ở Biên Hòa, tui tìm gặp anh Lý Kim Hoàng để trò chuyện. Sau đây là tóm lược nội dung lời kể của anh Lý Kim Hoàng, chánh tế đình Tân Lân, Biên Hòa - người được xem là cháu, gọi ông Lý Quang Diệu bằng chú.

Mạch chuyện chính


Ông Lý Quang Diệu thời trẻ, trên tạp chí Times

24 thg 3, 2017

Chuyện về ông Lý Quang Diệu ở Biên Hòa - những thông tin tản mạn

Hồi tui mới về sống ở Biên Hòa, đã nghe các bậc cao niên ở đây nói về chuyện ông Lý Quang Diệu, - (hồi đó là) thủ tướng Singapore - vốn người Biên Hòa. Đại khái những thông tin có thể được tóm tắt như sau:
  • Ông Lý Quang Diệu được sinh ra ở Biên Hòa, con một người dân quê ở Biên Hòa.
  • Cha của ông Lý Quang Diệu được chôn ở Biên Hòa.
  • Anh của ông Lý Quang Diệu sống ở Biên Hòa, cháu của ông Diệu (con người anh này) bán xôi ở chợ Biên Hòa. Hàng xôi này được người Biên Hòa gọi là xôi Lý Quang Diệu hoặc xôi Singapore!

Quyển Hồi ký Lý Quang Diệu vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam sẽ giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời ông.

21 thg 3, 2017

Thác Đầu lâu

Người ta đang bàn tán về Đảo Đầu lâu của khỉ đột Kong làm tui nhớ tới nơi mình đã đi qua là thác Đầu lâu, ở Phú Quốc. Ờ, đảo Đầu lâu thì không có thiệt, còn thác Đầu lâu thì có thiệt đó nha, vì tui đã tới đó rồi mà. Ở đó không có những sinh vật to lớn dễ sợ như trong phim Kong - Đảo Đầu lâu nhưng cũng rất... dễ sợ! Ừ, đẹp dễ sợ!


Đi trên những tảng đá ven bờ suối để lên ngọn

Chuyến đi cách đây đã 10 năm rồi, cùng các anh em, bạn bè thân thiết nên giờ tui cũng không nhớ kỹ, chỉ ghi lại đây những điều ấn tượng mà thôi.

20 thg 3, 2017

Ra đi gặp vịt thì lùa

Ca dao Nam bộ có câu:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Cố nhà văn Sơn Nam tấm tắc khen câu này hay, thể hiện rõ bản chất phóng khoáng của người Nam bộ. Nói kiểu khác thì là: Chịu chơi! Gặp gì chơi nấy! Chẳng phân biệt là... vịt, duyên hay chùa!

Hai Ẩu ngồi nghĩ, tự cho rằng ẩu thì nó cũng giống giống như vậy. Vậy là Hai Ẩu quyết định... ra đi. Vừa đi vừa nhẩm: Vịt - Duyên - Chùa, Một - Hai - Ba, Vịt - Duyên - Chùa, One - Two - Three... 
Không biết gặp vịt, gặp duyên, hay gặp chùa đây?

Con này là ngỗng chớ hổng phải vịt. Mình chưa kịp lùa nó, nó đã lùa mình rồi. Thôi, bỏ qua!

19 thg 3, 2017

Giờ Trái đất 2017

Ngày 15/3/2017, từ 8g30 đến 9g30 tối là giờ Trái đất. Giờ đó khắp nơi tắt đèn điện.


Bữa nay Hai Ẩu đi lơn tơn, thấy mấy em tình nguyện viên loay hoay với đống poster chuẩn bị đi treo, dán các nơi. Poster có các câu: Tắt đèn - bật tương lai, Tắt đèn - sáng ý tưởng...

Hỏi, mấy em ấy nói đó là các câu khẩu hiệu chào đón Giờ Trái đất. Hai Ẩu chép miệng nói: Chời, sao hổng hỏi ý kiến chú? Chú có câu hay hơn nhiều!


Mấy đứa nó hỏi: Câu gì vậy chú?

Hai Ẩu nói liền: Tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh!

(Câu này Hai Ẩu dịch sang tiếng Anh là: Light off, hut villa same same! Hay hông? Ha ha ha!)


Hai Ẩu

14 thg 3, 2017

Suối Tre và những ngôi nhà hoang phế

Đầu thế kỷ 20, người Pháp lập những đồn điền cao su ở Long Khánh. Các ông chủ đồn điền này cần có nơi nghỉ dưỡng và an vui cùng gia đình sau ngày làm việc. Thế là khu nghỉ dưỡng Suối Tre ra đời, nơi này cao, khí hậu dịu mát, lại có suối có đồi, gợi nên khung cảnh miền quê nước Pháp của họ. Họ xây nên những căn biệt thự nho nhỏ rải rác trong khu vực này, cạnh con suối, giữa bãi cỏ, bên hàng cây cổ thụ...

Nhiều năm trôi qua, người Pháp ra đi đã lâu, hiện giờ khu vực này do công ty Cao su Đồng Nai quản lý với tên gọi Trung tâm Văn hóa Suối Tre, có diện tích khoảng 70 ha (xin phân biệt với xã Suối Tre, là một xã thuộc Long Khánh, có diện tích đến 24,27 km², TT Văn hóa Suối Tre nằm trên địa bàn xã này).

Có khoảng 10 ngôi biệt thự do người Pháp để lại ở Suối Tre, trong đó khoảng phân nửa được sử dụng lại cho những mục đích khác nhau. Ngôi Nhà Truyền thống Công nhân Cao su Đồng Nai này là một thí dụ. 


13 thg 3, 2017

Zoodoo - Vườn thú dành cho trẻ em từ 70 tuổi trở xuống

1.
Zoodoo Zoo là tên một vườn thú nuôi hoang dã nổi tiếng ở Úc, rộng 90 ha. Nơi đây nuôi và bảo vệ các loài thú trong điều kiện tự nhiên. Nhiều loài được cho tiếp xúc trực tiếp với khách tham quan, tạo nên sự gần gũi với tự nhiên và thích thú cho khách. Công viên - vườn thú này mở cửa từ tháng 7/1999 và hiện nay là một địa điểm tham quan hấp dẫn du khách trên thế giới.

Anh Trịnh Duy Vinh sang Úc sống từ 5 tuổi, có dịp đến nhiều công viên sinh thái, trong đó có Zoodoo.  Vinh mong muốn vườn thú dạng này có ở Việt Nam, mong những con thú lạ như ngựa lùn, kagaroo... đến với người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Anh muốn truyền cho trẻ em tình yêu thiên nhiên, động vật qua những trải nghiệm thực tế. Thế là Zoodoo Đà Lạt ra đời.

10 thg 3, 2017

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa

Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa
Khi bao người dìu dịu giấc nam kha
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng
Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng

Đó là bức tranh thôn quê thân thương qua lời ca trong bài Trăng về thôn dã. Đom đóm bay trên ao bèo, nó mộc mạc đơn sơ mà đẹp làm sao. Đối với những người giã từ thôn quê đã lâu để sống ở thành phố, quá quen với ánh đèn sân khấu rực rỡ thì hình ảnh này càng gợi nên một không gian - thời gian hiền hòa của một thuở êm đềm xa xưa.

Tui nghĩ rằng anh Hà Duy Thiện cũng có những suy nghĩ tương tự như thế khi đặt tên cho khu vườn của mình là Vườn Đom đóm. 



8 thg 3, 2017

Cái Bè, quê ngoại

Má được sinh ra ở Cái Bè, Tiền Giang năm 1940. Nhà ở gần chợ Cái Bè, sát bờ sông.

Chợ nổi Cái Bè. Ảnh: Vietfun Travel.

Má là con gái lớn trong gia đình, thứ Ba, trên má có cậu Hai. Nhà nghèo, cuộc sống lam lũ, lại là chị lớn trong gia đình nên từ hồi còn nhỏ xíu má đã phải đỡ đần công việc cho ông bà ngoại rất nhiều. Nghe kể rằng hồi nhỏ má đi học tiểu học (cấp 1 bây giờ) cứ mỗi khi bà ngoại sinh em bé là má lại phải nghỉ học một năm để phụ ngoại chăm em. Mà hồi đó bà ngoại... sinh con hoài à, nên má cứ năm học, năm nghỉ.

6 thg 3, 2017

Hồ nước long lanh ngàn cánh vàng

Thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Đông Dương, hoàn thành năm 1945. Nó nhỏ xíu và nằm sâu trong thung lũng Suối Vàng (Lạc Dương, Lâm Đồng). Nhà máy lấy nước từ hồ đập Đan Kia để vận hành hai turbine với tổng công suất thiết kế ban đầu là 600 KW (bằng 1% công suất thiết kế của các nhà máy thủy điện nhỏ hiện nay!).

Như nhiều công trình thủy điện khác, hồ thủy điện tạo thành một cảnh quan thiên nhiên đẹp và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, hồ đập Ankroet cũng thế.


3 thg 3, 2017

Ankroet

Đường Ankroet

Ở Đà Lạt có một con đường mang cái tên khá lạ: đường Ankroet. Tên không phải tiếng Việt, cũng không phải tên danh nhân. Vậy Ankroet là gì?

Ngày xưa ở khu vực con đường đi ngang qua có buôn Rhàng Kroac của người Kơ Ho (Rhàng: bỏ hoang, Kroac: cây cam), chữ Rhàng Kroac này được người Pháp và Việt phiên âm ra thành Ankroet.

Ankroet không phải là con đường nhỏ, vì nó dài tới 11 km, bắt đầu từ góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia ở TP Đà Lạt và kết thúc ở Suối Vàng - Đan Kia. Nó dài đến mức một phần đường thuộc TP Đà Lạt, một phần khác thuộc huyện Lạc Dương. Nhưng Ankroet cũng không phải con đường lớn, vì đa phần lộ giới của nó rất nhỏ. Nhiều đoạn đường vắng giữa rừng thông, thỉnh thoảng xuất hiện vài nông trại. Gần cuối đường có nhà máy thủy điện Ankroet, thác Ankroet, nhà máy nước Suối Vàng và đập Suối Vàng. Cuối đường có hồ Đan Kia.


1 thg 3, 2017

Nhà thờ Cam Ly - Nhà của Chúa và Yàng

Cam Ly vô tư lên tiếng than muôn đời
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi 


À, đó là thác Cam Ly, nơi đã đi vào thơ, vào nhạc. Nhưng bây giờ thác Cam Ly... hôi rình à, không ai thích ghé thăm hết. Thành ra ta tới một Cam Ly khác nghen, nhà thờ Cam Ly.


Nhà thờ Cam Ly không xa thác Cam Ly. Đây là ngôi nhà thờ được thiết kế cho đồng bào dân tộc Tây nguyên nên mang những nét đặc sắc riêng, nó giống một ngôi nhà rông hơn là một nhà thờ công giáo mà ta thường thấy.