Đối chiếu với tờ nhạc in, ta thấy đúng là hoa vòng rừng tuyết trắng.
Bài hát Những bước chân âm thầm được phổ từ bài thơ Kỷ niệm của nhà thơ Kim Tuấn. Đối chiếu với bản in của bài thơ này trong tập Thơ Kim Tuấn 1962-1972 do Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản tại Sài Gòn năm 1974, ta thấy khổ thơ này như sau:
Từng bước từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Vậy nguyên gốc của ca từ này là hoa vông chớ không phải hoa vòng. Thế nhưng ta tiếp tục thắc mắc: Hoa vông là hoa gì? Có liên quan gì với rừng tuyết trắng?
Tui cất công tìm hiểu về hoa vông, thì ra có khá nhiều loại hoa vông, như vông nem, vông đồng, vông vang.... đa số là màu đỏ. Loài hoa vông nổi tiếng nhất trong văn học có lẽ là hoa vông vang vì nó là tựa một truyện ngắn lãng mạn của Đỗ Tốn. Theo lời Đỗ Tốn, hoa vông vang là thứ hoa lớn bằng hoa dâm bụt, màu vàng, thường mọc lẫn trong những đám cỏ, còn có tên gọi khác là bụt vang... Hoa vông vang cũng có loại màu trắng, nhưng khá hiếm. Bê từng loại hoa ấy đặt vào câu thơ, khổ thơ thì đều thấy... lạc lõng và vô nghĩa!
May mà nhà báo Trần Hữu Ngư đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Kim Tuấn và ghi lại trong một tạp bút lời tự sự của ông như sau:
“Từng bước, từng bước thầm.
Hoa vông rừng tuyết trắng”
Bởi lúc đó những cây vông trong rừng thông đã nở bung những những trái vông trắng xoá, và rơi xuống rừng thông như những hoa tuyết lơ lững trong gió. Nhưng khi phổ nhạc, chữ “vông” đã biến thành chữ “vòng”, nên hoa đã trở thành tuyết trong mùa đông:
“Từng bước, từng bước thầm.
Hoa vòng rừng tuyết trắng”
Nhưng cho dù mùa Hạ hay Đông, nhiều bạn đã hát bài “Những bước chân âm thầm” mà không hề nghĩ sự lộn mùa, nhiều bạn yêu nó không phải vì tuyết mà vì nỗi cô đơn âm thầm của nó. Câu tâm đắc của bài hát có lẽ là câu kết:
“Đời biết ai thương mình…”
Câu này do chính nhạc sĩ Y Vân sáng tác.
Cây vông và trái, những đốm trắng là bông sẽ bay đi khắp nơi
Cái mà tác giả gọi là hoa vông không hẳn là hoa mà là ruột trái gòn. Đúng là đến giữa mùa hè, trái gòn khô, nứt ra và bông gòn theo gió bay đi khắp nơi như hoa tuyết. Và câu thơ năm chữ "Hoa vông rừng tuyết trắng" quả là tuyệt bút để diễn tả cảnh này.
Từng bước từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Mấy câu thơ ngắn ngủi này vừa tả tình vừa tả được khung cảnh đặc trưng của phố núi buồn hắt hiu thuở ấy. Chàng thanh niên bước từng bước lặng thầm giữa rừng thông yên ả, trên đầu là những cánh bông trắng bay bay như tuyết đang rơi...
Có lẽ nhạc sĩ Y Vân cũng như chúng ta, khi đọc bài thơ này không rõ hoa vông là gì, nên đọc thành hoa vòng và từ đó khiến bài hát thoáng mang màu sắc mùa đông tuyết trắng (dù rằng đoạn sau có câu Mưa giữa mùa tháng Năm).
Nhưng mà thôi, biết chỉ để cảm nhận thêm cái hay của bài thơ chớ chẳng bận tâm làm gì, khi chính tác giả bài thơ cũng cảm thấy... sao cũng được:
Nhưng cho dù mùa Hạ hay Đông, nhiều bạn đã hát bài “Những bước chân âm thầm” mà không hề nghĩ sự lộn mùa, nhiều bạn yêu nó không phải vì tuyết mà vì nỗi cô đơn âm thầm của nó. Câu tâm đắc của bài hát có lẽ là câu kết:
“Đời biết ai thương mình…”
Câu này do chính nhạc sĩ Y Vân sáng tác.
“Đời biết ai thương mình…”
Câu này do chính nhạc sĩ Y Vân sáng tác.
Ừ nhỉ, hãy bước từng bước thầm, và thầm hỏi "Đời biết ai thương mình?"
Từng bước từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Đời biết ai thương mình?...
Phạm Hoài Nhân
Ghi chú:
Tui không biết thông tin này có chính xác không, nhưng theo tui câu "Hoa vông rừng tuyết trắng" là hay và hợp lý hơn cả vì đây là câu đã in trong tập thơ Kim Tuấn và chắc chắn là đã được ông thông qua. Kế nữa là khi trái gòn khô thì bông gòn (hoa vông) không hề rụng mà nó bay khắp nơi, mới giống hình ảnh tuyết trắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét