Chiều thu ấy,
ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai.
Nhìn mây bay,
hồn lâng lâng theo gió lay hương mùa say.
Thế nhưng sau đó cứ năm mười năm nhạc sĩ Lam Phương lại cho ra đời một ca khúc với tựa đề 3 chữ, bắt đầu bằng chữ Chiều. Những ca khúc này tuyệt hay, được ghi nhớ mãi trong lòng tui - và tui chắc là trong lòng nhiều người khác.
Đó là bài Chiều hành quân, năm 1958.
Một chiều hành quân qua thôn xưa
lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ:
Em tôi đã đi phương nào?
Chiều hoang vắng, năm 1968.
Có những chiều mưa buồn giăng giăng khắp lối
Có những chiều giá lạnh tím cả hoàng hôn
Tôi đi qua thôn xa heo hút lưng đèo
Rừng cây hoang vắng tiêu điều
Và lòng như thấy cô liêu
Sau biến cố 1975, không biết vào năm nào ông sáng tác bài Chiều hoang đảo, nhưng căn cứ vào nội dung ca khúc có thể đoán rằng thời gian sáng tác là lúc ông đã vượt biên và vẫn còn bấp bênh số phận trên đảo. Bài này không được phổ biến nhiều lắm.
Chiều âm u trên đảo buồn hoang vu
Vời trông cố hương xa mịt mù
Chiều tắt nắng nghe lòng mình não nề
Chiều gọi buồn theo gió về!
Năm 1984, là Chiều Tây Đô.
Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về
Thăm quê xưa với vườn cau thề
Bàn tay anh đan dìu em bước trên cỏ khô
Đi trong hoang vắng chiều Tây Đô.
Bên cạnh những bài Chiều với tựa đề 3 chữ, nhạc sĩ Lam Phương cò bài Chiều tàn (Chiều tàn trời man mác nắng thơm lành đã dần phai...) sáng tác năm 1962 với tựa đề 2 chữ.
Ngoài ra, trên mạng các bạn có thể tìm thấy bài Chiều hoang (Đường chiều hoang vắng chỉ mình tôi...) có khi được ghi tác giả là Lam Phương. Thế nhưng tác giả bài đó là Khánh Băng chớ không phải Lam Phương.
Phạm Hoài Nhân
Khg nghe tiếng ông ơi !
Trả lờiXóa