31 thg 8, 2023
Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An
Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.
29 thg 8, 2023
Nhà thờ ở Lạc An
Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).
Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:
Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà
26 thg 8, 2023
Có gì ở nhà thờ Thịnh An?
Giáo xứ Thịnh An là một giáo xứ mới được thành lập từ ngày 1/10/2016. Giáo xứ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ Ngã ba Trị An đi theo tỉnh lộ 767 khoảng 14 km thì bên phải là nhà thờ Thịnh An. Nơi đây có khoảng 3.100 giáo dân.
Giáo xứ mới thành lập, ở xa, lại thêm tui không phải người công giáo nên tui không hề biết gì về giáo xứ và nhà thờ Thịnh An. Thậm chí chưa nghe tên luôn.
Giáo xứ mới thành lập, ở xa, lại thêm tui không phải người công giáo nên tui không hề biết gì về giáo xứ và nhà thờ Thịnh An. Thậm chí chưa nghe tên luôn.
Ấy vậy mà trên đường từ Trị An về Biên Hòa, Hùng Mypho quả quyết nói với tui: Em chở anh ghé vô đây, bảo đảm anh sẽ thích mê. Và hắn chở tui vô nhà thờ Thịnh An!
22 thg 8, 2023
Quê ngoại tui, Đông Hòa Hiệp
Quê ngoại tui ở Cái Bè. Đó là tui nghe nói vậy chớ chưa hề sống ở đó, cũng không hề có dịp về quê ngoại. Đơn giản là vì cả gia đình ông bà ngoại đã rời Cái Bè từ khi má tui... chưa có chồng (và kéo theo là khi đó chưa có tui trên cõi đời này)!
Lâu, lâu thiệt lâu sau đó tui biết thêm một chi tiết rằng quê ngoại ở xã Đông Hòa Hiệp, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Biết và nhớ cái tên hay hay đó thôi, chớ cũng không biết nó có gì đặc biệt.
Không lâu sau đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng du lịch, tui biết thêm một thông tin bất ngờ: Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè là một trong bốn ngôi làng cổ nổi tiếng nhứt, đẹp nhứt Việt Nam!
12 thg 8, 2023
Các quốc gia có tỷ lệ Công nhân Robot/người thật cao nhất
Khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào người máy công nghiệp đã giúp cho họ trở thành một trong những quốc gia có mức độ tự động hóa cao nhất hành tinh chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Theo nghiên cứu mới nhất của Liên đoàn Robot quốc tế (International Federation of Robotics), số lượng robot hoạt động trong ngành sản xuất của Trung Quốc đạt tỷ lệ 322 con trên 10.000 nhân viên vào năm 2021, lần đầu tiên vượt qua mật độ robot trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ (274 con trên 10.000 nhân viên). Trung Quốc hiện đứng thứ năm trên thế giới, sau Hàn Quốc (1.000 trên 10.000 nhân viên), Singapore (670), Nhật Bản (399) và Đức (397).
Biểu đồ dưới đây cho thấy, Trung Quốc và Hàn Quốc là những quốc gia tiến bộ nhất trong cuộc đua tự động hóa công nghiệp trong những năm gần đây. Tại châu Âu, mật độ robot đã có bước nhảy vọt khá lớn trong ngành công nghiệp Thụy Sĩ, với tỷ lệ tăng gần gấp đôi từ năm 2017 đến năm 2021 - từ 129 lên 240 robot trên 10.000 nhân viên. Tại Pháp, ngành sản xuất có mức độ robot hóa thấp hơn so với hầu hết các nước láng giềng: 163 robot/10.000 nhân viên vào năm 2021 - so với 217 ở Ý, 198 ở Bỉ/Luxembourg và 167 ở Tây Ban Nha.
Statista
7 thg 8, 2023
Vùng đất Thập ngũ tiên sa
Tui có dịp đến huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và biết được rằng đây là vùng đất Thập Ngũ Tiên Sa, tức là nơi 15 nàng tiên từ thượng giới sa xuống.
Nàng tiên nào cũng xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang nhưng vẫn giữ nét riêng nên các vùng đất cũng có những đặc thù khác biệt.
Chuyện kể như vầy:
Vùng đất này thuở xa xưa đẹp hơn thượng giới. Vào mùa Xuân nọ, các nàng tiên nữ ngao du hạ giới, tới đây và mê mẩn không chịu về. 15 nàng tiên mỗi nàng chọn một chỗ để ở lại, bất chấp lệnh Ngọc hoàng Thượng đế gọi về.
15 nàng tiên, mỗi nàng một chỗ, giờ là 1 thị trấn Tiên Kỳ và 14 xã: Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ. Còn nguyên vùng đất ấy giờ là huyện Tiên Phước.
Nàng tiên nào cũng xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang nhưng vẫn giữ nét riêng nên các vùng đất cũng có những đặc thù khác biệt.
Ví dụ như tục ngữ có câu "Gái Tiên Hà, gà Tiên Lãnh". Con gái Tiên Hà, nhờ thường xuyên tắm rửa và dùng nước ở đoạn sông Tiên đẹp nhất nên xinh hơn. Gà Tiên Lãnh ngon nhất vì nuôi thả ở vùng đất giàu côn trùng. Tiên Châu là vùng đất thủy tụ, có suối Tiên, thác 7 tầng, các bãi đá đẹp như tranh vẽ. Tiên Cảnh là vùng đất đẹp như... tiên cảnh. Còn dân làng Tiên Thọ thì nghe đồn là sống lâu nhất...
Những cái tên nghe thiệt là hay, có từ bao đời nay. Tui tò mò tìm hiểu coi bây giờ có còn giữ được như xưa không. Hay quá, giờ vẫn là những Tiên như ngày xưa. Chả bù với thành phố nọ, khi bên thắng cuộc vô rồi bèn vênh váo đổi hết những cái tên thân thương bằng những tính từ kêu rổn rảng: Quyết Thắng, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất... Nếu Tiên Phước mà cũng đổi tên theo kiểu đó thì... see mother Tiên rồi!
Phạm Hoài Nhân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)