27 thg 11, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

1.
Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

16 thg 11, 2023

Hoa vàng ảo ảnh

Thảm hoa vàng trên triền đất đỏ

Một phần tư thế kỷ trước tôi tới Buôn Ma Thuột lần đầu. 
Trên một chiếc xe con, đi quá giang.

Thuở ấy tôi còn dành quá nhiều thời gian cho việc kinh doanh, chưa đi du lịch nhiều, chưa biết nhiều... Thuở ấy chưa có máy ảnh hay smartphone lo le trên tay để mà chụp lấy những khoảnh khắc đáng ghi... Thuở ấy cũng chưa có mấy ai đi phượt và Internet tuy có nhưng đường truyền chậm chạp, đắt tiền nên chẳng phổ biến được bao nhiêu.

Quốc lộ 14 vắng vẻ, đìu hiu, hai bên đường có khi vài chục cây số không có nhà cửa gì cả. Đất bên đường đỏ quạch, như ngậm trong mình dòng máu. Đất đỏ làm tôi nhớ đến đất Long Khánh quê mình, nhưng đất ở đây đỏ hơn, đượm hơn, như thấm đẫm trong trong mình một nỗi nồng nàn, da diết.

8 thg 11, 2023

Ngôi làng chạm khắc gỗ dùng Google để đưa doanh nghiệp của họ lên bản đồ

Chắc nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng Google Maps (Google Bản đồ)Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) để quảng bá (miễn phí) cho doanh nghiệp của mình. Nhưng số doanh nghiệp chưa biết tận dụng điều này chắc cũng không ít. Như vậy hơi lãng phí, vì đây là những công cụ quảng bá khá hiệu quả, và đặc biệt là miễn phí, rất cần thiết và phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Google vừa đăng bài viết của anh Wasan Dechakan, thợ chạm khắc gỗ và là chủ một cửa hàng nhỏ ở Thái Lan kể về kinh nghiệm dùng Google Maps và Google My Business để giới thiệu sản phẩm và cửa hàng của mình. Thấy cũng hay hay nên tui trích đăng lại để ai quan tâm có thể tham khảo, ai không quan tâm có thể coi như đọc một câu chuyện thời sự về ứng dụng công nghệ của một thợ thủ công bình thường.

6 thg 11, 2023

Hoàng Ân cổ tự với cây dầu 300 tuổi

Ngày 2/11/2023, tại chùa Hoàng Ân ở Cù lao Phố, Biên Hòa đã diễn ra lễ đón nhận và gắn bia cây di sản Việt Nam cho cây dầu rái hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên chùa. Đây là cây di sản đầu tiên và cho đến nay là duy nhất ở Đồng Nai.

Chùa Hoàng Ân được khai sơn năm 1726. Theo lời kể của người xưa thì khi ấy ở khu vực quanh chùa có nhiều cây dầu như vậy. Qua thời gian 3 thế kỷ, các cây dầu khác đã lần lượt biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây như hiện nay. Tình từ thời gian lập chùa đến nay là 297 năm, mà lúc ấy đã có cây dầu rồi như vậy tuổi của cây dầu đã trên 300 năm.

Đến viếng chùa, từ xa ta đã thấy câu dầu cao vút trời xanh. Chu vi gốc cây khoảng 8 met, 3 người ôm không xuể. 

Nhân dịp đặc biệt này, tui đăng lại bài viết năm 2011 về chùa Hoàng Ân với các thông tin và hình ảnh cũ, cách đây 12 năm. Cuối bài có bổ sung vài hình ảnh mới của chùa.

5 thg 11, 2023

Đi uống cà phê vợt trong Chợ Lớn

Không biết ở Sài Gòn hiện nay còn bao nhiêu quán cà phê vợt. Search trên Google thấy có những bài viết: 5 quán cà phê vợt ở Sài Gòn có tuổi đời lâu nhất, 4 quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn, 3 quán cà phê vợt lâu năm - nhất định phải thử khi ở Sài Gòn...

Dù 5, 4 hay 3 thì trong danh sách ấy thế nào cũng có tên quán cà phê Ba Lù, ở đường Phùng Hưng, phường 14, quận 5. Những quán cà phê kể trên đều có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, và có một mạch suy luận logic như vầy: đã lâu năm ắt phải pha cà phê bằng vợt, và đã pha bằng vợt ắt phải là quán của người Hoa.

Suy luận trên có phần áp đặt, vì có những quán cà phê lâu năm nhưng từ xưa đã pha bằng phin (như các quán Tây ở quận Nhứt) hay quán đã từng pha bằng vợt nhưng đã chuyển sang pha phin từ lâu. Và hai nữa là quán cà phê vợt ban đầu có thể của người Hoa thiệt, nhưng ngay sau đó có không ít quán của người Việt (cũng tồn tại lâu năm).

Tuy nhiên, nếu chọn một quán cà phê đáp ứng cả 3 tiêu chí: lâu năm, cà phê vợt, quán của người Hoa, thì cà phê Ba Lù xứng đáng để chọn làm điểm đến tiêu biểu.

2 thg 11, 2023

Tản mạn cà phê vợt

Miền Bắc có cà phê vợt không?

Cái nồi ngồi trên cái cốc - đó là câu chuyện cười cợt các chú bộ đội từ ngoài Bắc vô "giải phóng" miền Nam năm 1975, khi nhìn cái phin cà phê đặt trên cái ly. Mọi người khẳng định đây là chuyện có thiệt, và tui cũng tin chắc đây là chuyện có thiệt 100%, giống như chuyện mấy ảnh khoe ngoài Bắc giàu có lắm, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường, kem nhiều tới mức phơi khô để dành ăn cả tháng...

Gác qua một bên câu chuyện ngờ nghệch của các chiến sĩ vẻ vang bên thắng cuộc, câu hỏi tui tự đặt ra trong chuyện này là: Rõ ràng là dân ngoài đó không biết tới cà phê phin, nhưng như vậy họ pha cà phê bằng gì? Ngoài Bắc có pha cà phê bằng vợt không?

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội năm 2014. Thời điểm này cái ở trên bàn không còn được gọi là cái nồi ngồi trên cái cốc nữa.