Ở miền Bắc, những ngôi chùa có niên đại khai sơn cách nay ngàn năm không hiếm. Chẳng hạn như chùa Dâu ở Bắc Ninh xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, chùa Một Cột ở Hà Nội xây năm 1049,... Điều này cũng dễ hiểu, vì Thăng Long đã trên ngàn năm rồi mà. Trước và sau khi Thăng Long ra đời nhiều ngôi chùa đã được xây dựng nên.
Những ngôi chùa ở miền Trung thì ít lâu đời hơn, những ngôi chùa xưa nhất cách đây khoảng 5, 6 thế kỷ, như chùa Thiên Mụ xây dựng năm 1601. Những ngôi chùa xưa nhất ở đây thường là khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở đất ở phương Nam (1558). Những kiến trúc tôn giáo xưa hơn thường là tháp Chàm, không phải chùa.
Ở miền Nam thì những ngôi chùa xưa nhất không phải chùa Việt mà là chùa Nam tông Khmer, vốn được xây dựng trước khi người Việt đến đây, đó là những ngôi chùa ở miền Tây có niên đại cách đây khoảng 6, 7 thế kỷ.
Ở Biên Hòa, các ngôi chùa cổ nhất như Bửu Phong (1679), Đại Giác (1665), Long Thiền (1664) đều được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, vài chục năm trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt nền móng hành chánh cho vùng đất này (1698).
2.
3.
Một vài bài viết trên web ghi rằng Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất TP Hồ Chí Minh, với suy nghĩ đơn giản: Sài Gòn hay TP Hồ Chí Minh thì cũng vậy! Đâu phải, vì Sài Gòn đâu phải là TPHCM!
Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn là Giác Lâm, xây dựng năm 1744, còn ngôi chùa cổ nhất TPHCM là chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức (số 204, đường Đặng văn Bi), xây dựng năm 1721. Cần thấy rằng Thủ Đức thuộc TPHCM nhưng không hề thuộc Sài Gòn ngày xưa!
Có điều chùa Huê Nghiêm đã được trùng tu rất nhiều lần, vào những năm 1960, 1969, 1990, 2003... do đó giờ đã thành... chùa mới rồi chớ không phải chùa cổ nữa.
Những ngôi chùa ở miền Trung thì ít lâu đời hơn, những ngôi chùa xưa nhất cách đây khoảng 5, 6 thế kỷ, như chùa Thiên Mụ xây dựng năm 1601. Những ngôi chùa xưa nhất ở đây thường là khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở đất ở phương Nam (1558). Những kiến trúc tôn giáo xưa hơn thường là tháp Chàm, không phải chùa.
Ở miền Nam thì những ngôi chùa xưa nhất không phải chùa Việt mà là chùa Nam tông Khmer, vốn được xây dựng trước khi người Việt đến đây, đó là những ngôi chùa ở miền Tây có niên đại cách đây khoảng 6, 7 thế kỷ.
Ở Biên Hòa, các ngôi chùa cổ nhất như Bửu Phong (1679), Đại Giác (1665), Long Thiền (1664) đều được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, vài chục năm trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt nền móng hành chánh cho vùng đất này (1698).
Còn ở Sài Gòn, theo xác định của giới chuyên môn thì ngôi chùa xưa nhất là chùa Giác Lâm, được xây dựng năm 1744, tức là sau những ngôi chùa cổ ở Biên Hòa tới bảy, tám chục năm. Lý giải cho điều này, các nhà chuyên môn cho rằng nhiều ngôi chùa xưa ở Sài Gòn đã bị phá hủy thời chiến tranh với Pháp - mà tiêu biểu nhất là năm 1860 chuẩn đô đốc Page đã cho quân chiếm đóng một số đền chùa để lập đồn bót, gọi là Phòng tuyến các chùa (ligne des Pagodes) trải dài từ Thị Nghè đến Phú Lâm. Các ngôi chùa ở xa trung tâm hơn, ít bị ảnh hưởng đến chiến sự nên còn tồn tại.
2.
Chùa Giác Lâm hiện tọa lạc tại đường Lạc Long Quân, Tân Bình. Đây không phải ngôi chùa do người Việt khởi dựng, mà là người Hoa. Mùa Xuân năm Giáp Tý (1744), ông Lý Thụy Long người ở xã Minh Hương (nơi những người Hoa sinh sống) đứng ra quyên góp để xây chùa. Lúc đầu chùa mang tên Sơn Cang, còn gọi là Cẩm Đệm. Tên Cẩm Đệm do cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Tên Giác Lâm có từ 1774.
Khác với nhiều ngôi chùa Hoa do người Hoa xây dựng, thường mang nét kiến trúc Hoa và tín đồ đến chùa đa số là người Hoa (chùa Ngọc Hoàng là một thí dụ), chùa Giác Lâm qua nhiều lần trùng tu mang nét kiến trúc Việt nhiều hơn và Phật tử đến đây cũng đa số là người Việt.
Khác với nhiều ngôi chùa Hoa do người Hoa xây dựng, thường mang nét kiến trúc Hoa và tín đồ đến chùa đa số là người Hoa (chùa Ngọc Hoàng là một thí dụ), chùa Giác Lâm qua nhiều lần trùng tu mang nét kiến trúc Việt nhiều hơn và Phật tử đến đây cũng đa số là người Việt.
Vào trong chùa, nét cổ xưa hiển hiện rõ với nhiều tượng cổ, những đường nét điêu khắc cổ kính.
Theo Võ văn Tường, chùa có 119 pho tượng trong đó có 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau, đa số là gỗ.
Cột và bao lam chạm khắc tinh vi
Chuông cổ (người đứng cạnh chuông thì chưa cổ)
...và tượng này thì cũng chưa cổ!
3.
Một vài bài viết trên web ghi rằng Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất TP Hồ Chí Minh, với suy nghĩ đơn giản: Sài Gòn hay TP Hồ Chí Minh thì cũng vậy! Đâu phải, vì Sài Gòn đâu phải là TPHCM!
Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn là Giác Lâm, xây dựng năm 1744, còn ngôi chùa cổ nhất TPHCM là chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức (số 204, đường Đặng văn Bi), xây dựng năm 1721. Cần thấy rằng Thủ Đức thuộc TPHCM nhưng không hề thuộc Sài Gòn ngày xưa!
Có điều chùa Huê Nghiêm đã được trùng tu rất nhiều lần, vào những năm 1960, 1969, 1990, 2003... do đó giờ đã thành... chùa mới rồi chớ không phải chùa cổ nữa.
Tui tới đây vào một chiều mưa dầm tháng 6/2016 thì thấy ngôi chùa mới và lộng lẫy hơn nữa, ắt là lại vừa được đại trùng tu gần đây.
Mặt tiền chùa
Mặt tiền và mặt bên
Tháp mộ cổ
Đài Quan Âm xây năm 1990
Tượng Phật Thích Ca dưới cây bồ đề, cũng mới được tạo gần đây
Nạp Cốt Đường, nơi để tro cốt người chết
Nếu không biết trước về lịch sử ngôi chùa thì khó mà nghĩ rằng đây là ngôi chùa cổ chứ đừng nói tới việc cổ nhất TPHCM.
Có lẽ cũng vì thế mà dù rằng là ngôi chùa cổ nhất và là nơi xuất phát nhiều vị cao tăng của Phật giáo miền Nam, chùa Huê Nghiêm vẫn không được xếp hạng Di tích. (Những ngôi chùa được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia ở TPHCM là chùa Hội Sơn, chùa Phước Tường, chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn, chùa Giác Viên, chùa Sắc Tứ Trường Thọ).
Và cũng vì thế bước vào khuôn viên chùa ta không có cảm giác bâng khuâng hoài cổ như bước vào chùa Phước Tường, Hội Sơn, Giác Lâm...
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét