Chiều ngày 23/11/2010, một đoạn video clip dài hơn 1 phút của ai đó được đưa lên YouTube, mô tả một phụ nữ đang tắm cho một đứa bé mà như đang hành hung.
Cùng ngày, hàng loạt phản hồi của cộng đồng mạng bày tỏ sự bức xúc, lên án hành vi của người phụ nữ ấy.
Trưa ngày 24/11/2010, tức chưa đầy 1 ngày sau khi doạn video clip được post lên mạng, các đơn vị chức năng đã điều tra ra địa điểm, nhân vật... và người phụ nữ có hành vi bạo hành trẻ em ấy đã bị bắt giữ.
Sự việc này gợi nhớ đến vụ việc bảo mẫu Quản thị Kim Hoa bạo hành trẻ em tại Biên Hòa (mà đài truyền hình Đồng Nai đã thực hiện một thiên phóng sự gây xôn xao dư luận).
Phóng sự ấy đã được giải thưởng báo chí, và những người thực hiện đã tốn biết bao nhiêu công sức.
Hoàn cảnh của 2 sự việc có những điểm khác nhau. Một đàng là dùng truyền thông đại chúng (truyền hình), đàng khác là dùng truyền thông xã hội (social media). Một đàng tốn rất nhiều thời gian (hàng tháng trời), công sức (2 phóng viên chính và thêm nhiều người hỗ trợ), đàng khác chỉ là một người vô danh (cho đến giờ vẫn chưa biết là ai đã quay và post đoạn clip ấy lên mạng), trong 1 thời gian ngắn ngủi, nhưng kết quả là giống nhau: đưa ra công chúng một trường hợp bạo hành trẻ em, và người gây tội bị trừng phạt.
Truyền thông xã hội có sức mạnh vô cùng!
Một sự việc khác cũng gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây là vụ việc tung video bắt mại dâm lên mạng. Hành vi của những công an trong clip trên là là cực kỳ mất nhân cách, hành vi tung video clip ấy lên mạng là sai lầm. Đó là những vấn đề đã được phân tích trong nhiều ngày qua, ở đây xin phép không bàn thêm.
Điều đáng nói là: Có lẽ ai đó (vô tình hay cố ý) tung video clip ấy lên mạng đã không thể ngờ được sức mạnh của truyền thông xã hội lại khủng khiếp đến như vậy. Hàng loạt cơn sóng bất bình nổi lên từ cư dân mạng dẫn đến việc cơ quan chức năng phải ra tay. 7 công an đã phải bị đình chỉ công tác.
Truyền thông xã hội là một khối thuốc nổ, một sức mạnh khổng lồ.
Sử dụng sức mạnh ấy sao cho hiệu quả là cả một vấn đề to tát!
Cùng ngày, hàng loạt phản hồi của cộng đồng mạng bày tỏ sự bức xúc, lên án hành vi của người phụ nữ ấy.
Trưa ngày 24/11/2010, tức chưa đầy 1 ngày sau khi doạn video clip được post lên mạng, các đơn vị chức năng đã điều tra ra địa điểm, nhân vật... và người phụ nữ có hành vi bạo hành trẻ em ấy đã bị bắt giữ.
Sự việc này gợi nhớ đến vụ việc bảo mẫu Quản thị Kim Hoa bạo hành trẻ em tại Biên Hòa (mà đài truyền hình Đồng Nai đã thực hiện một thiên phóng sự gây xôn xao dư luận).
Phóng sự ấy đã được giải thưởng báo chí, và những người thực hiện đã tốn biết bao nhiêu công sức.
Hoàn cảnh của 2 sự việc có những điểm khác nhau. Một đàng là dùng truyền thông đại chúng (truyền hình), đàng khác là dùng truyền thông xã hội (social media). Một đàng tốn rất nhiều thời gian (hàng tháng trời), công sức (2 phóng viên chính và thêm nhiều người hỗ trợ), đàng khác chỉ là một người vô danh (cho đến giờ vẫn chưa biết là ai đã quay và post đoạn clip ấy lên mạng), trong 1 thời gian ngắn ngủi, nhưng kết quả là giống nhau: đưa ra công chúng một trường hợp bạo hành trẻ em, và người gây tội bị trừng phạt.
Truyền thông xã hội có sức mạnh vô cùng!
Một sự việc khác cũng gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây là vụ việc tung video bắt mại dâm lên mạng. Hành vi của những công an trong clip trên là là cực kỳ mất nhân cách, hành vi tung video clip ấy lên mạng là sai lầm. Đó là những vấn đề đã được phân tích trong nhiều ngày qua, ở đây xin phép không bàn thêm.
Điều đáng nói là: Có lẽ ai đó (vô tình hay cố ý) tung video clip ấy lên mạng đã không thể ngờ được sức mạnh của truyền thông xã hội lại khủng khiếp đến như vậy. Hàng loạt cơn sóng bất bình nổi lên từ cư dân mạng dẫn đến việc cơ quan chức năng phải ra tay. 7 công an đã phải bị đình chỉ công tác.
Truyền thông xã hội là một khối thuốc nổ, một sức mạnh khổng lồ.
Sử dụng sức mạnh ấy sao cho hiệu quả là cả một vấn đề to tát!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét