11 thg 7, 2011

Tổ đình Bửu Long

Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có. Ở miền Nam, chủ yếu chùa Nam tông tập trung tại các tỉnh miền Tây, bao gồm Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của thành hội Phật giáo, có 1121 ngôi chùa thì chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (17 chùa Nam tông Kinh và 2 chùa Nam tông Khmer).



Chùa Bửu Long tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

Chùa được xem là ngôi tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt Nam, đây là địa điểm cư ngụ và tôn thờ Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nam tông. Vì vậy chùa được gọi là Tổ đình Bửu Long.

Năm 1942, cư sĩ Võ Hà Thuật (con của đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh, sinh quán ở Bửu Long, Biên Hòa) đã đến mua một khu đất tại ấp Thái Bình, Long Bình để lập tịnh thất tu niệm dưới sự hướng dẫn của HT Hộ Tông. Năm 1958, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, HT Hộ Tông được suy tôn giữ chức Tăng thống đầu tiên, cư sĩ Võ Hà Thuật hoan hỷ dâng đất và tịnh thất của mình cho Giáo hội xây dựng trung tâm Thiền. Năm 1959, chùa Bửu Long được xây dựng. Cư sĩ Võ Hà Thuật xuất gia, pháp danh Lão Tâm, được cử làm trụ trì ngôi chùa này.

Đầu năm 2009, tại Tổ đình Bửu Long, Hòa thượng Thích Viên Minh – Viện chủ đã long trọng tổ chức đại lễ kiết giới Sima ngôi bảo tháp xá lợi dưới sự chứng minh của Ngài Trưởng lão Thủ trì Tam tạng Sayadaw Bhaddanta Vayamindabhivamsa nhân dịp ngài sang thăm Việt Nam.

Nghi thức xả Sima cũ và kiết giới Sima mới cho ngôi bảo tháp được tiến hành từng ô, khoảng 6 tấc vuông/một ô cho toàn bộ diện tích giới trường tại tầng 3 của ngôi Bảo tháp. Nghi lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống Myanmar. 

Kiết giới sima có ý nghĩa phân định rõ ranh giới của Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo với khu vực còn lại của chúng sinh. Khu vực khi đã được kiết giới Sima thì được gia trì – phù trợ của chư thiên và các tầng trời Đế thích và hộ pháp.

Nhằm tỏ bày lòng tôn kính hết mực đối với ngôi Bảo tháp xá lợi này cũng như tạo cơ hội cho tứ chúng đệ tử Phật gieo duyên cúng dường chư Phật, Hòa thượng Viên Minh đã tiến hành xây dựng ngôi Bảo tháp với qui mô lớn nhất Việt Nam, nơi có sức chứa trên 2000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật cũng như hành thiền.

Tháp cao 3 tầng với chiều cao 56 mét và 04 tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản sinh, tháp Thành đạo, tháp Pháp luân, tháp Niết bàn. 
Hiện nay Bảo tháp vẫn chưa xây dựng hoàn tất. Các ảnh sau được chụp ngày 10/07/2011.

Toàn cảnh bảo tháp

Rồng trên cổng vào



Hạc trên lưng rùa


Rồng ở chân cầu thang lên bảo tháp


Hoa văn trên cửa

Bổ sung:
Tôi vốn phàm phu tục tử, nên ngoài các ảnh trên còn chụp thêm 2 ảnh này.
Các bạn thấy, vẫn đẹp đấy chứ!



Phạm Hoài Nhân

4 nhận xét:

  1. Kinh chao nghe si HOAI NHAN !

    Nhung hinh anh rat dep , phong canh Chua tuyet

    dep , neu AI da xem hinh anh chup cua anh HOAI

    NHAN khong the nao khong bi goi moi vieng tham

    canh thoat tuc cua chua BUU LONG mot lan ...

    Cam on anh nhieu voi nhung tam anh dam mau sac

    sieu viet cua phat giao NGUYEN THUY va giau dac

    tinh nghe thuat nhiep anh .

    CAM ON ANH HOAI NHAN RAT RAT NHIEU !

    PT: Giac Duyen

    Trả lờiXóa
  2. “Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có…”
    Câu này của bạn bị sai.
    Miền Bắc có 1 chùa Nam Tông, đó là chùa Nội Phật, tọa lạc tại Thôn Nội Phật, xã Mai Đình,h. Sóc Sơn, tp. Hà Nội.
    Miền trung có nhiều chùa Nam Tông; Chỉ riêng ở TT. Huế đã có 6 chùa:
    Chùa Huyền Không Sơn Thượng tại thôn Đồng Chầm, p. Hương Hồ, tx. Hương Trà.
    Chùa Huyền Không tại thôn Nham Biều, P. Hương Hồ, tx. Hương Trà.
    Chùa Thiền Lâm tại P. Thủy Xuân , tp. Huế.
    Chùa Tăng Quang tại đường Nguyễn Chí Thanh , tp. Huế.
    Chùa Pháp Luân tại 03 Lê Quý Đôn, tp. Huế.
    Chùa Định Quang tại thôn Đồng Tiến, p. Thủy Phương, tx. Hương Thủy.
    Ngoài ra còn có một số Tịnh thất và Ni viện của Phật Giáo Nam Tông TT-Huế.
    Thành phố Đà Nẵng có chùa Tam Bảo.
    Phố cổ Hội An có chùa Nam Quang.
    Và còn rất nhiều chùa Nam Tông tại các tỉnh miền Trung. Mong rằng bạn Phạm Hoài Nhân đính chính lại. Chúc bạn thân tâm thường an lạc. Xin cám ơn!

    Trả lờiXóa
  3. Một vài hình ảnh sinh hoạt Phật Sự của Phật Giáo Nam Tông tại TT-Huế.
    Lễ Dâng Y tại Chùa Huyền Không Sơn Thượng.Huế.
    http://www.youtube.com/watch?v=-pCqACx5wqg
    http://www.youtube.com/watch?v=i8jIeuTl9mI
    Kathina_PhapLuan.Hue _ http://www.youtube.com/watch?v=qyYW03t1_wg&feature=relmfu
    Kathina TangQuang _ http://www.youtube.com/watch?v=juKYQ99CLVo&feature=relmfu
    HT.VienMinh ThuyetPhap_Kathina HKST _ http://www.youtube.com/watch?v=r2biY005l0s&feature=relmfu
    QuocVuongThaiLan_Kathina_ChuaHuyenKhongHue:
    http://www.youtube.com/watch?v=xjoRk1FUJi4&feature=relmfu

    Trả lờiXóa
  4. Rất trân trọng và cảm ơn những góp ý của bạn Thiên Thạch về các chùa Nam tông ở Việt Nam nói chung và ở Huế, nói riêng.

    Riêng thông tin: "Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có", xin được nói rõ như sau.

    Số thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được công bố trong Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự Trung ương các ngày 26 và 27-12-2003 được tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức (TP. Hồ Chí Minh) là : 14.401 ngôi tự viện (12.036 chùa Bắc tông, 539 chùa Nam tông Việt và Nam tông Khmer, 361 tịnh xá Khất sĩ, 467 tịnh thất, 998 niệm Phật đường.

    Căn cứ theo số liệu 539/14401 ngôi chùa Nam tông trên tổng số ngôi tự viện ở Việt Nam (3,74%), mà tôi dùng chữ là: Không nhiều.

    Riêng ở Huế, theo Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổng số tự viện trong toàn tỉnh là 536 ngôi, trong đó:

    Chùa Bắc tông: 121
    Chùa Nam tông Kinh: 6
    Tịnh xá: 2
    Tịnh thất: 20
    Chùa làng: 66
    Niệm Phật đường: 321

    6 trên 536 cũng là rất ít, phải không bạn?

    Các chùa Nam tông tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, do đó tôi dùng chữ: Miền Bắc và miền Trung hầu như không có (vâng, "hầu như" chứ không phải là tuyệt đối).

    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn bạn đã góp ý.

    Thân mến,

    Phạm Hoài Nhân

    Trả lờiXóa