4 thg 6, 2017

Bún gỏi dà và già Sóc Trăng

Đi tới đâu thì phải ăn cho biết đặc sản nơi đó. Tới Sóc Trăng, ngoài những món nổi tiếng như bún nước lèo, bánh cóng Đại Tâm... thì có một thứ khiến tui đặc biệt quan tâm: Bún gỏi dà.

Quan tâm xem ăn ngon như thế nào là một chuyện, điều khiến tui tò mò nhứt chính là cái tên có phần... quái dị của nó.

Thứ nhứt, bún là bún, gỏi là gỏi. Nếu là gỏi cuốn, có bỏ sợi bún trong đó thì ok, vụ này biết. Nhưng nếu là tô bún mà bỏ cuốn gỏi vô, hay là bỏ gỏi (nộm) vô thì hơi kỳ à nha! Rốt cuộc, bún gỏi là sao?

Thứ hai, là sao? Người miền Nam đọc 3 chữ dà, già, và y chang nhau. Vậy nó là bún gỏi gì? Bún gỏi dà, bún gỏi già hay bún gỏi và? Và nếu là chữ nào trong 3 chữ đó thì tại sao lại có tên như vậy?

Trước hết, hãy... ăn cái đã rồi chuyện gì tính sau. Sau khi dọ hỏi người địa phương coi ăn bún gỏi dà ở chỗ nào là đúng điệu nhứt, tui chọn một quán trên đường Nguyễn văn Hữu.



Ờ, điều ghi nhận đầu tiên là hầu như tất cả các quán đều ghi là bún gỏi (chữ d). Nhưng ai biết đâu được, dân miền Tây xuề xòa mà, họ ghi sao dễ đọc nhứt thôi, có thể đúng ra nó là hay già thì sao?

Tô bún gỏi dà như vầy:




Nhìn hình thì thấy ngay những thành phần chính của món ăn: bún (dĩ nhiên), tép, thịt heo. Gia vị thì có rau, đậu phộng... Nhưng để biết rõ hơn thì ta hỏi chủ quán nghen (nhứt là hỏi về món nước lèo)



Có quá nhiều thứ gia vị, nước chấm khác nhau cho thực khách. Riêng "món" ở dưới, bên trái thì hổng phải gia vị nghen! Nó là dây thun để cột túi bún cho khách mua mang về,

Tép là những con cỡ ngón tay cái, làm sạch nguyên con rồi đem luộc với nước dừa tươi. Thịt đùi heo luộc chín xắt sợi. Nước lèo là xương heo hầm chung với tép, tôm khô, nêm chút đường, ớt. Và nhất là cái này là: có nước me chua để tạo thêm hương vị đặc biệt của món ăn Khmer.

Một thứ đặc biệt nữa là thứ nước ăn với bún. Không phải nước tương hay nước mắm, người ta lấy tương xay nhuyễn rồi trộn với đậu phộng rang đâm nát cùng với ít tỏi phi mỡ. Tô bún với tép, thịt, nước lèo đặc biệt ấy được rắc chút đậu phộng rang, thêm rau sống (giá, bắp chuối xắt chỉ, quế, húng cây, húng lũi, xà lách…), chan thêm tí nước chấm (cũng đặc biệt luôn) tạo thành một thứ bún ngon lạ, không... đụng hàng!

Đang làm tép

Hỏi rằng bún gỏi dà có ngon không thì... không biết trả lời sao, vì còn tùy khẩu vị của từng người, nhưng chắc chắn là nó lạ, không giống với bất kỳ thứ bún nào khác. Vậy nên cũng đáng để thử lắm khi bạn tới Sóc Trăng!

Giờ thử coi sao kêu là bún gỏi dà. Lời giải thích đầy đủ nhất về tên gọi này (nhưng chưa chắc đúng) như sau: đầu tiên đây là một món gỏi cuốn, về sau người ta... làm biếng cuốn nên bỏ hết mấy thứ bún, thịt, tép, rau… vô tô rồi ăn như cơm, sau cùng là chế thêm nước lèo vô, ta có món bún gỏi dà!

Có người giải thích rằng chữ ở đây là Java, vì món ăn này xuất xứ từ Indonesia (như ta gọi người Chà và, hay chuối già). Cách giải thích này hơi kém thuyết phục vì không nêu được căn cứ nào cho thấy món ăn giống kiểu Indonesia, ngoài ra cũng không giải thích được vì sao có chữ gỏi trong tên gọi.

Tóm lại là chưa có giải thích nào thỏa đáng về tên gọi, cũng như không ai chắc chắn rằng tên đúng của món ăn là bún gỏi dà, và hay già. Riêng các quán bún ở Sóc Trăng thì ghi tên trên bảng hiệu là Bún gỏi dà. Vậy thì ta cứ kêu là bún gỏi dà và... ăn thử, khỏi thắc mắc nữa ha các bạn!

Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét