Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Theo tập quán lâu đời của cư dân biển, họ gọi cá ông (cá voi) là Ông Nam Hải. Do vậy, lăng cá Ông được gọi là Lăng Ông Nam Hải. Dưới đây là ảnh mặt tiền của Lăng Ông Nam Hải, chụp trước năm 2011 (ảnh của anh TMB, đăng trên Thời báo Kinh tế SG ngày 16/02/2010)
Lăng thờ Ông Nam Hải ở khu đình thần Thắng Tam. Ảnh: TMB
Còn đây là ảnh do tui chụp sau khi lăng được trùng tu năm 2011
Lăng Ông Nam Hải, sau khi trùng tu năm 2011. Ảnh: PHN
Các bạn thấy có gì khác nhau giữa trước và sau khi trùng tu? Thời kỳ ấy nhằm xóa bỏ các yếu tố Trung quốc nên bảng tên lăng đã thay hẳn bằng chữ Việt (Lăng Ông Nam Hải) chớ không còn là chữ Hán chua thêm chữ Việt nữa. Thế nhưng điều mà có lẽ nhiều người vẫn cảm thấy lăn tăn là vẫn còn dùng chữ Nam Hải, thay vì là biển Đông, hay Đông Hải. Điều này được lý giải rằng do tập quán từ xa xưa, khu vực biển nước ta được xác định vị trí tương đối là nằm ở phía Nam của Trung quốc. Ông Nam Hải được coi như tên riêng của loải cá voi, đặt từ xưa nên không thay đổi. (Chưa kể 2 con sư tử đá ngoài cửa, giống y... sư tử Tàu!)
Lăng Ông Nam Hải nằm bên trái đình Thắng Tam, được xây dựng vào năm Giáp Thân (1824), hiện vẫn giữ kiến trúc theo lối cổ xưa. Hai bên tả, hữu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc. Lăng thờ bộ xương đầu cá Ông khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Tầm Dương, được ngư dân Vũng Tàu phát hiện đem về thờ cách nay hơn 100 năm. Và một bộ xương cá Ông dài 12m, phát hiện sau bộ xương đầu 40 năm.
Niên đại xây dựng Lăng Ông Nam Hải là 1824. Ảnh: PHN
Bộ xương Ông Nam Hải (cá voi) được bảo tồn, thờ cúng trong lăng. Ảnh: TMB
Tiền lẻ rải đầy lên xương của Ông đặt trong lồng kiếng. Không biết tục lệ này là thế nào, nhưng theo tôi thì nhìn không được hay lắm! Ảnh: PHN
Bàn thờ Cá ông tại chánh điện Lăng Ông. Ảnh: PHN
Bàn thờ Nam Hải (Đông Hiến). Ảnh: PHN
Bàn thờ Nam Hải (Tây Hiến). Ảnh: PHN
Bàn thờ Cốt Bà. Ảnh: PHN
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét