Tản mạn đất trời
Đến Huế, người ta nhớ câu thơ:
Giữ chút gì rất Huế đi em.
Nét riêng là Trời Đất giao hòa.
Nét riêng là Trời Đất giao hòa.
Trời Đất giao hòa là nét riêng của Huế. Nó thanh cao, tĩnh lặng pha chút buồn
buồn - và trên hết chính là sự giao thoa giữa Trời và Đất.
Đến Pleiku, ta mới cảm nhận hết cái "thần" của Vũ Hữu Định trong những câu thơ:
Phố núi cao, phố núi đầy sương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
...
Phố núi cao, phố núi trời gần.
Trời thấp, Trời gần, đầy sương…
có đến Pleiku và đi loanh quanh để trở về chốn cũ mới cảm nhận được sự
gần gũi giữa Đất và Trời như vậy, để thấy Đất Trời như kết dính lấy nhau
bởi sương mù bảng lảng. Đất Trời ở Pleiku là Đất Trời bịn rịn.
Qua Pleiku, đến Buôn Ma Thuột, ta lại có cảm nhận khác. Trời xanh bao la, đại ngàn lộng gió. Những dòng thác kỳ vĩ tuôn đổ ầm ầm. Dòng sông Sê rê pốc cuồn cuộn chảy, gầm vang…
Còn Biên Hòa?
Ai đó nói rằng trong địa danh Biên Hòa có chữ Hòa, do đó con người ở đây… dĩ hòa vi quý. Không có đấu tranh bộc phát.
Không
có dòng sông cuồn cuộn, sông Đồng Nai vẫn chảy bình yên, bình yên.
Không có núi cao, ngọn núi Chứa Chan ở Xuân Lộc xa lắm, và luôn như ngủ
yên trong bồng bềnh mây trắng.
Bão lũ hầu như không ghé sang đây.
Dòng đời lặng lờ, lặng lờ trôi, có khi làm ta thấy thanh bình, có khi làm ta thấy chán chường…
Đất Trời ở Biên Hòa là Đất Trời yên ả…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét