29 thg 2, 2012

Điếu thuốc

Người đang chơi đàn nguyệt trong ảnh là nhạc sĩ Thanh Bình, con trai của nhạc sĩ Trần Kiết Tường.


Tôi không hiểu nhiều về đờn ca tài tử nên không dám bàn về việc này.

Tôi cũng không phải nhiếp ảnh gia để bình về bức ảnh chân dung.

28 thg 2, 2012

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều

Nếu không có bài hát Thương về miền đất lạnh của Minh Kỳ với câu hát ngân nga:

Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều
Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào
Cho thế nhân thôi, rũ hết u sầu để lòng quay về bến yêu


thì có lẽ khách phương xa ít biết đến ngôi chùa Linh Sơn ở Đà Lạt.

Cũng phải thôi, vì chùa Linh Sơn không có cảnh quan và kiến trúc bề thế, thơ mộng như Thiền viện Trúc Lâm, không phải có bề dày lịch sử như Tổ đình Linh Quang, lạ lẫm như chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu)...

Cổng chùa Linh Sơn - Ảnh: Kinh Luân trên SGTT online 

Chùa tọa lạc số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt, trên một ngọn đồi cách trung tâm thành phố 700 m về phía Tây Bắc. 

Chùa Linh Sơn - Ảnh: Võ văn Tường

Chùa được dựng vào năm 1938 và khánh thành năm 1940 do công đức của thập phương bá tánh, nhất là sự đóng góp của gia đình hai Phật tử Võ Đình Dung và Nguyễn Văn Tiến. Từ tam quan vào chùa, du khách theo bậc cấp đi giữa những hàng thông, bạch đàn và cây sao cao vút. Tượng Bồ tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen được tôn trí trước sân chùa. Nhìn bên phải là một bảo tháp ba tầng hình bát giác, mái ngói, cao 4m. Bên trái là hồ nước, những cụm giả sơn và cây cảnh rất đẹp. Giữa là ngôi chánh điện, có cặp rồng chầu hai bên bậc cấp tượng trưng cho Long thần hộ trì Phật pháp.
...

Tôi chợt nhớ đến chùa Linh Sơn khi đọc mẩu tin trên báo: Bà lão độc thân qua đời để lại 50 cây vàng.

Tang lễ của bà được tổ chức tại chùa Linh Sơn.

Bà cụ Phạm Thị Hiền năm nay 82 tuổi. Hơn 20 năm nay bà sống một mình trong ngôi nhà tuềnh toàng, lụp xụp rộng 20m2 trong một con hẻm nhỏ ở phường 3, thành phố Đà Lạt.

Nhà bà cụ Hiền - Ảnh: Dân Việt

Ngày cuối của cuộc đời bà, như mấy ngàn ngày trước đó chỉ cô độc, một mình, không người thân thiết, xóm giềng cũng không biết bà là ai, từ đâu đến. Ngày cuối đời, xác thân bà nằm yên trong chùa Linh Sơn, giữa tiếng chuông chùa ngân vọng:


Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều...

Những tin tức mới nhất cho biết chồng bà là ông Trần Danh Tuyên (đã mất). Ông từng là bí thư thành ủy Hà Nội (1959), bộ trưởng bộ Vật tư (1969 - 1976)... Bà vốn là người hoạt động cách mạng sôi nổi từ nhỏ, từng tham gia nhiều phong trào yêu nước đấu tranh chống thực dân Pháp tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Bà kết hôn với ông Trần Danh Tuyên năm 1946.

Buồn phiền chuyện gia đình, năm 1954 trong một lần nghỉ phép đi chơi ở Hải Phòng bà Phạm Thị Hiền đã lặng lẽ đi thẳng vào Đà Lạt sinh sống từ đó đến nay. Rồi bà đi bước nữa với một người chồng làm việc cho chế độ cũ. Sau giải phóng, ông này đi học tập cải tạo 7 năm. Ông định cư ở Mỹ năm 1991 cùng người con nuôi của 2 vợ chồng.

Bà Hiền cô đơn ở lại Đà Lạt một mình, chuyển đến căn nhà nhỏ nói trên và sống ở đó cho đến cuối đời.


Một đời người với những thăng trầm dâu bể đã đi qua. Chùa Linh Sơn có thêm một câu chuyện cổ tích.

Những ngày này hương hồn bà có lẽ vẫn đang vương vất đâu đó, lặng nghe tiếng chuông chùa:

Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều
Như ru ai say trong giấc mơ dạt dào
Cho thế nhân thôi, rũ hết u sầu để lòng quay về bến yêu


Có phải thế chăng, thưa bà: Cho thế nhân thôi, rũ hết u sầu để lòng quay về bến yêu...

Toàn cảnh chùa Linh Sơn. Ảnh: Võ văn Tường



Phạm Hoài Nhân
Tháng 2/2012

Không nói lời nào

Cô bé xương thủy tinh Phương Anh đã làm xao lòng nhiều khán giả xem chương trình Got Talent với ca khúc Let's dance của mình, trong đó có tôi.

Nhiều người đã viết về em với những lời khen nồng ấm. Tôi không nói về điều đó nữa, e rằng thừa.

Tôi muốn nói về một người không hát, không múa, không bước ra sân khấu, thậm chí không nói lời nào. Người đó là mẹ của em.

Vâng, chị không hát, không múa, không bước ra sân khấu, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ đứng sau cánh gà và... khóc!

Không một lời phô trương thành tích của đứa con thương yêu, chị chăm chút đẩy chiếc xe lăn cho bé Phương Anh, ôm hôn con khi bé trình diễn xong, những cử chỉ đơn giản mà cho thấy chị thương con biết chừng nào.

Tôi quý yêu bé Phương Anh, và càng quý yêu, kính trọng mẹ của bé nhiều hơn cho dù chị không nói lời nào.


23 thg 2, 2012

Khi cô tiên hiện ra

Khi bạn ngồi khóc, Bụt sẽ hiện ra hỏi: Tại sao con khóc? (hoặc Tại seo kon hók?)

Khi bạn buồn chán, Tiên sẽ hiện ra, nói: Ta cho con ba điều ước.

Lý thuyết là như vậy. Và nếu bạn là nữ giới, ông tiên sẽ hiện ra; nếu bạn là nam giới, bà tiên sẽ hiện ra.

Lý thuyết là như vậy, và thực tế cũng đúng là như vậy. Bởi vì Hai Ẩu đang ngồi ngáp vắn ngáp dài (không ngáp phải con ruồi nào), chán như con gián thì một cô tiên hiện ra. Cô tiên nói:
  • Ta cho ngươi 3 điều ước. Ước lẹ lẹ đi, không ta out bây giờ!
  • Chời ơi, chán quá đến mức chả muốn ước cái chi hết Tiên ơi!
  • Haaaizaaa! Ước mà cũng hổng muốn. Vậy thì ước một điều thôi. Lẹ lên!
  • Dzậy... ước sao cho cho hết chán!
  • Ke ke ke! Có thế chứ! Hô biến!
  • Khoan khoan tiên ơi, cho một chút. Sao tiên nói chiện giống mấy bạn blog của tui dzậy, hết haaaizaaa rồi lại tới ke ke ke...?
  • Ặc ặc, dzậy mà cũng hỏi! Haaaaaa haaaaa! Ta out đây!
Thế rồi cô tiên biến mất, Hai Ẩu cũng chợt hiểu ra: Điều ước của mình đã được toại nguyện. Muốn hết chán thì vô blog chơi! Ke ke ke! Ặc ặc ặc! Haaaizaaaa!

22 thg 2, 2012

Chuyện nghiêm túc bậy bạ

Chuyện này là chuyện nghiêm túc, bởi vì dựa trên những tư liệu nghiêm túc, đó là các địa danh hành chính do Nhà nước quy định, được trích dẫn từ các văn bản pháp quy đàng hoàng.



Ngoài Bắc, tuốt ở gần cực Bắc, chỉ phía dưới tỉnh Cao Bằng có thị xã Bắc Kạn (thuộc tỉnh Bắc Kạn).

Trong Nam, tuốt ở gần cực Nam, chỉ phía trên tỉnh Cà Mau có huyện Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu).



Về vị trí địa lý, rõ ràng 2 địa phương này đối nhau hẳn rồi: một anh cận cực Bắc, một anh cận cực Nam.

Nhưng đối nhau chan chát và quá đã chính là địa danh. Bắc Kạn – đối với Giá Rai. Cha ông ta quả là tài tình, người Nam kẻ Bắc mà hữu duyên đặt 2 cái địa danh “ăn ý” với nhau như vậy.

Bạn chưa thấy Bắc KạnGiá Rai đối nhau (hoặc ăn ý với nhau) như thế nào à? Cứ nói lái lại sẽ rõ!

Và tại vì bạn nói lái cho nên chuyện này trở thành chuyện bậy bạ!

Hai Ẩu

Tình cờ trong tháng 4/2017 tui có dịp đến cả 2 nơi Giá Rai và Bắc Kạn, nên xin đưa lên 2 hình làm kỷ niệm!

Khu vực hồ Ba Bể - Bắc Kạn

Nhà thờ Tắc Sậy ở Giá Rai

21 thg 2, 2012

Chuyện kể về núi đá

Chuyện xưa kể rằng:

Hàng trăm năm trước, do quá hư hỏng và quậy phá cho nên Hai Ẩu bị phạt đè dưới chân núi đá, còn bị yểm mấy lá bùa ở trên nữa, cho nên không cựa quậy gì được.


Ai là kẻ anh hùng?

Bạn muốn là một anh hùng ư? Cũng không khó lắm.
Điều kiện cần và đủ là: Bạn tên Hùng, có ít nhất một đứa em. Nó sẽ gọi bạn là ANH HÙNG!

Bạn muốn được mọi người thương nhớ? Cũng không khó lắm.
Chỉ cần bạn tên Nhung. Mọi người sẽ nhớ nhung.
Thậm chí, có những anh chàng dám tỉ tê với người yêu rằng đang nhớ đến bạn: Em ơi, anh nhớ Nhung vô vàn!

Và cuối cùng - cái này mới quan trọng. Bạn có biết ai là người mà hầu hết mọi thiếu nữ đều muốn... hôn không?

Là TÔI dấy các bạn!

Không tin à? Bạn cứ hỏi thử xem, có phải hầu hết thiếu nữ đến tuổi lấy chồng đều mong muốn chuyện Hôn (anh) Nhân?

Hạnh phúc quá đơn sơ

Sài Gòn cách Biên Hòa không xa, chỉ 30 km, nếu không bị kẹt xe thì đi chừng 40 phút. Mối liên hệ giữa một công ty ở Biên Hòa với các đơn vị ở Sài Gòn rất nhiều, bởi vậy việc đi công tác ở Sài Gòn là thường xuyên.

Nhớ hồi xưa (nói vậy chứ chưa lâu lắm, cách đây chừng 2 tháng thôi), mỗi lần đi Sài Gòn thì lại ngồi xe hơi, gặp đối tác thì trong những văn phòng sang trọng, hoặc tại những quán cà phê, nhà hàng rất là... quý tộc. Lúc ấy đầu óc cứ ong ong lên vì những dự án, những giải pháp kinh doanh. Đi dự hội thảo, hội nghị thì cứ New World, Sheraton, Caravelle...


Sài Gòn trong tôi là vậy. Quý phái, sang trọng, bận rộn, quay cuồng...

Đi chơi ở Sài Gòn ư? Có gì mà chơi? Có thời gian đâu mà chơi? Chỉ có các siêu thị, các cao ốc vòi vọi...

Đời vui lắm chứ!

Mùng 5 Tết năm Canh Dần 2010, tui đi Đà Lạt, đi ngẫu nhiên không hề tính trước (ai nói mồng 5 xui thây kệ, hi hi...).

7 giờ tối, tới đèo Prenn, tui gọi cho Đức:
  • Còn ở Đà Lạt không, hay đi rồi? 
  • Dạ còn anh, sáng mai em đi Nha Trang. 
  • Hì hì, vậy lát tối anh em mình uống cà phê nghen! 
  • Dà, khoảng 9 giờ tối nghe anh. Em ra uống cà phê chỗ nào thì sẽ gọi anh. 
Đà Lạt đông hơn cả Sài Gòn ban ngày. Kẹt xe. Tui gọi điện cho người chị:
  • Chị ơi, em quên đường vô nhà chị rồi, mà kẹt xe dữ quá, không đi được... 
Bác tài không rành đường Đà Lạt, lúng ta lúng túng, đi vòng vòng cả nửa tiếng mới kiếm ra nhà. Hì hì, vậy mà vui!

20 thg 2, 2012

Râu tôm nấu với ruột bầu

Nhà có 3 người đàn ông: ông nội Bùm, ba Bùm (tui) và Bùm. Từ ngày Bùm đi học xa đến chiều mới về thì bữa cơm trưa chỉ có 2 người. Những khi ông nội về Long Khánh thì chỉ còn 1 người.

Một người thì nấu cơm làm gì cho mệt, ăn quấy quá cũng xong. Nhưng trưa nay có thể ông nội từ Long Khánh về lại Biên Hòa, nên phải nấu cơm cho tươm tất đàng hoàng chứ!

Tui hì hục nấu cơm, làm bếp. Dọn cơm ra bàn và chờ đợi.

Đã quá trưa rồi, không có ai về cả, ăn cơm một mình thôi.


19 thg 2, 2012

Đà Lạt từ trong nhìn ra

Đà Lạt đáng yêu nhất khi nhìn ra từ bên trong quán cà phê. Cái đẹp ấy được nhân lên lộng lẫy qua những phản chiếu và khúc xạ từ những cửa sổ kính của quán trong nhà hay những tấm kính chắn gió của những quán lộ thiên. Những lộn xộn, bừa bãi trong kiến trúc hay quy hoạch chung biến mất. Chỉ còn những mảng màu dội vọng long lanh trong nắng hay khuếch tán đằm thắm qua màn sương sớm.

Cùng với sương mù, bóng tối là thứ phấn son mà trời đất ban phát cho thành phố. May mắn thay Đà Lạt vẫn có cả hai. Đà Lạt đẹp nhất về đêm nhờ những mỹ phẩm tự nhiên ấy. Khi những vết sẹo trên dung nhan được màn đêm nhân từ che giấu, Đà Lạt đẹp đến mê hoặc. Và mặt hồ Xuân Hương biến thành một tấm gương khổng lồ cộng hưởng mọi sắc màu của ánh đèn đô thị.

Tôi thích ngồi trong những quán cà phê nhìn ngắm Đà Lạt bên ngoài, mưa hay nắng, ngày hay đêm, sương mờ hay quang đãng. Từ trong nhìn ra, Đà Lạt vẫn yêu kiều. Cái yêu kiều đó là món chiêu đãi tôi dành cho những người bạn phương xa thất vọng vì trót yêu Đà Lạt. Và chiêu đãi cả những người bạn Đà Lạt đang chán chường chốn này. Tổng thể còn lâu mới hoàn hảo nhưng chi tiết quyến rũ vẫn còn nhiều. Nếu không tìm thấy những chi tiết đó, chính tôi cũng sẽ bỏ đi.

 Đà Lạt thật và ảo phản chiếu ngược xuôi qua nhiều tấm kính trong và ngoài ở quán cà phê Hà Linh.

16 thg 2, 2012

Tình yêu muôn trùng


Chàng và nàng ngồi bên nhau. Nàng thỏ thẻ hỏi chàng:
  • Anh ơi, anh có đang yêu ai không? 
Chàng âu yếm nhìn nàng, khe khẽ nói:
  • Có chứ, em ạ... 
Nàng bồi hồi, nũng nịu:
  • Người anh yêu đang ở đâu, anh chỉ em đi. 
Trong lúc nàng đang chờ chàng ôm lấy mình và nghe chàng nói: Người anh yêu là em đây nè! thì chàng đưa mắt nhìn xa xăm, trầm giọng:
  • Người yêu của anh đang ở cách xa anh muôn trùng em ạ, cô ấy đang ở cách xa anh bốn vạn cây số! 
Ánh mắt nàng tối hẳn, nàng chực khóc:
  • Ôi, xa xăm như vậy mà anh vẫn chung thủy nhớ thương sao. Anh đang ngồi bên em mà lòng đang tưởng nhớ người cách xa vạn dặm hay sao? 
Chàng không trả lời câu hỏi của nàng, mà hỏi lại:
  • Em thân yêu ạ, hồi xưa em thi Địa lý được mấy điểm vậy em? 
Nàng vừa âu sầu vừa ngơ ngác, không hiểu chàng định hỏi gì nên không trả lời. Chàng tự trả lời câu hỏi của mình:
  • Chắc là em học Địa lý hơi tệ, nên em không biết rằng chu vi trái đất là 40.000 km. 
Đến đây nàng chịu không nổi nữa. Chàng ngồi bên nàng mà nhớ đến người khác, lại còn chê nàng học dốt nữa chứ. Nàng òa khóc!

Chàng nói đều đều:
  • Chu vi trái đất là 40.000 km, như vậy có nghĩa cách xa nhau 4 vạn cây số bằng cách nhau vừa đúng một vòng trái đất, và cũng có nghĩa là ở kế bên nhau. Người anh yêu cách xa anh bốn vạn cây số, tức là người đang ngồi kế bên anh đó em ơi! 
...

Tui không biết sau khi chàng nói xong thì nàng có hiểu không, và nếu đã hiểu thì cười hay nổi quạu. Tui chỉ biết chắc một điều rằng cái anh chàng ba trợn nói trên không phải là... Hai Ẩu!
Hai Ẩu

14 thg 2, 2012

Mật mã Tây Tạng - Chó ngao Tây Tạng

Bảo là Hai Ẩu mê chó ngao Tây Tạng nên mê đọc Mật mã Tây Tạng thì không hẳn là đúng.

Bởi vì khi Hai Ẩu gặp con chó này thì còn không biết nó là con chó gì mà bự quá.


Chào Valentine

Ngày Valentine
của Bùm



13 thg 2, 2012

Biên Hòa bắt đền Quy Nhơn

Hồi năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam để lập ra 2 dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa) và Phiên Trấn (tức Gia Định). Hai nơi này được thành lập cùng một lượt nên khi Sài Gòn kỷ niệm 300 năm thành lập (năm 1998) thì Biên Hòa cũng kỷ niệm 300 năm luôn.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù lao Phố

Tuy lập cùng một lúc nhưng khi ấy Trấn Biên (Biên Hòa) mới là xịn, còn Phiên Trấn (Sài Gòn - Gia Định) thì... chỉ là đồ xơ-cua thôi!


12 thg 2, 2012

Ngày Valentine


Bọn chúng túm tụm với nhau bàn tán:
  • Chúng mày thấy không, World Cup 4 năm mới có một lần, mọi người nôn nao chờ đợi.
  • Ờ phải, ờ phải!
  • Euro cũng 4 năm mới có một lần, Olympic cũng vậy! Đó mới là đỉnh cao.
  • Ờ phải, nhưng mày định nói gì?
  • Thế thì tại sao ngày Valentine lại mỗi năm mỗi có? Vừa khiến cho ngày này trở nên quá bình thường, nhàm chán - vừa khiến bọn ta thường xuyên phải lo lắng , chẳng biết làm sao cho "phải đạo".
  • Ờ phải, thế mày định nói gì?
  • 4 năm mới có một ngày Valentine! Như thế mới nâng tầm ngày lễ Tình nhân này lên đỉnh cao, và cũng khiến bọn ta đỡ lao đao vất vả.
  • Hay lắm! Vậy giờ phải làm thế nào?
  • Dễ ợt! Chỉ cần đổi ngày Valentine từ 14 tháng 2 sang thành ngày 29 tháng 2, như thế những năm không chia chẵn cho 4 không có tháng Hai nhuận thì bọn nó có ngóng dài cổ cũng không tìm ra ngày Lễ Tình nhân!

10 thg 2, 2012

Đường xưa lối cũ

Năm 1978-1979 là những năm đầu tiên tôi xa Long Khánh để vào đại học. Trên một chuyến xe bus đến trường, có 2 người ăn xin bước lên xe. Người đàn ông mù, người thiếu nữ dắt tay anh, cất lên tiếng hát: Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo. Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi...

Người thiếu nữ không đẹp, nhưng thật hiền. Giọng ca không điêu luyện, có phần yếu ớt, nhưng da diết sâu thẳm. Không micro, chỉ có tiếng guitar thùng u uất của người đàn ông...

Tôi muốn khóc. Tôi nhớ nhà, tôi nhớ đường xưa lối cũ...



Năm 2009, sau 32 năm xa lìa nhau và xa lìa trường cấp 3, thầy trò cũ của chúng tôi có dịp gặp lại nhau ở Long Khánh ngày xưa. Một người bạn cất tiếng hát:

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi
Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi


Cô rưng rưng nước mắt nắm lấy tay thầy, khẽ nói: Ngày xưa, em yêu thích bài hát này...

Thầy và Cô

Thầy và trò

Ngày xưa ấy, hơn 30 năm trước, thầy và cô cùng dạy tôi, chưa cưới nhau. Rồi 2 người cùng xa rời Long Khánh. Rồi giờ đây, tóc của học trò đã điểm bạc, huống chi tóc của thầy cô...

Tôi nhắm mắt, nghe giọng ca ngân dài, ngân dài vào dĩ vãng, hình ảnh đôi nam nữ ăn xin ngày nào trên xe bus hư ảo hiện về....

Từ đó, mỗi lần về Long Khánh, giai điệu buồn của Đường xưa lối cũ cứ vọng mãi trong tôi.

Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi
Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi...




Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về

Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời 
Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ 

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi 
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi;

Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi;

Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi... 

Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi... 

Phạm Hoài Nhân
2012

8 thg 2, 2012

Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn

Lê Hựu Hà là một nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh. Chúng ta biết nhiều đến những ca khúc của ông: Tôi muốn, Yêu người yêu đời, Vào hạ... Sáng 11/5/2003 ông được phát hiện đã chết tại nhà riêng trong tình trạng thi hài bắt đầu thối rữa, trong nhà không có ai. Giám định pháp y cho biết ông đã từ trần vào chiều 9/5/2003.


6 thg 2, 2012

Đồng Tháp có cái tháp

Đồng là cánh đồng, tháp là cái tháp. Vậy Đồng Tháp là cánh đồng có cái (hoặc nhiều cái) tháp.

Nhưng nói cho đầy đủ thì Đồng Tháp là gọi tắt của Đồng Tháp Mười. Vậy Đồng Tháp Mười là cánh đồng có cái Tháp Mười hoặc... mười cái tháp!

Vậy cái Tháp Mười (tháp 10 tầng, hoặc tháp thứ 10, hoặc 10 cái tháp) ở đâu tại Đồng Tháp để mình tới ngắm cho hả dạ đây ta? Bó tay chấm com, chắc phải nhờ thổ địa Đồng Tháp chỉ vậy!

 Rừng tràm Tam Nông - Đồng Tháp

4 thg 2, 2012

Đồng Nai có con nai

Theo sách Địa chí Đồng Nai, nguồn gốc địa danh Đồng Nai vẫn chưa rõ, nhưng theo dân gian và nhiều nhà nghiên cứu thì Đồng Nai chắc là cánh đồng có nhiều nai.

Ừ, cứ cho là vậy đi! Nhưng Đồng Nai là cánh đồng có nhiều nai từ hồi nào ấy, chứ không phải bây giờ. Giờ đây kiếm đỏ mắt mới thấy nai (thịt nai trong các quán thịt rừng thì dễ kiếm hơn).

Nai không hề là con vật - sản vật tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai như con cá ba sa của An Giang hay cây đước của Cà Mau.

Đồng Nai có nhiều thứ tiêu biểu, như cây cà phê, cây cao su, như khu công nghiệp... nhưng chắc chắn không phải là con nai.