31 thg 7, 2012

How are you? I'm not fine, thank you.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau thường hỏi: Khỏe không? (How are you?). Câu trả lời rất quen thuộc và dễ ợt: I'm fine, thank you!

Ấy vậy mà tui không trả lời được! Trong đám tang ba tui, nhiều bạn bè lâu ngày mới gặp lại, họ hỏi: Khỏe không? Tui ngắc ngứ không biết trả lời sao.

Khỏe sao được khi vừa lên cơn nhồi máu cơ tim phải đi cấp cứu mà mém chút nữa đi luôn xuống suối... vàng rồi. Khỏe sao được khi mới vừa đo gấp điện tâm đồ từ bác sĩ về vì lên cơn đau tim khi hay tin ba mất.


30 thg 7, 2012

Tình già

Hôm qua, 15/01/11, đám cưới Phạm Thái Nhân (chú Út trong nhà).

Ba đứng trước bàn thờ tổ tiên và bàn thờ má tuyên bố trước bà con hai họ tác thành cho hai đứa.

Ba vốn nói năng bặt thiệp, bỗng nghẹn ngào nói không thành tiếng. Hai tay thắp nhang lên bàn thờ run rẩy...

Nghẹn ngào

29 thg 7, 2012

Lời của Má

Hồi má mất, mấy đứa buồn dữ lắm phải hông? Má cũng biết vậy, nhưng những năm tháng tảo tần đã cướp đi sức lực của má, và số mệnh chỉ cho má sống với các con có bấy nhiêu thôi. Các con vừa buồn nhớ má vừa phải lo lắng cho ba. Ba đang ốm đau mà lại phải tan nát cõi lòng vì má đã thiên thu vĩnh biệt. Nghĩa tào khang mấy chuc năm trời giờ chia ly vĩnh viễn lòng nào không quặn thắt, phải không các con?

Năm tháng trôi qua, vết thương lòng dù có đớn đau cách mấy rồi cũng nguôi ngoai. Má hạnh phúc khi các con luôn tưởng nhớ đến má với tấm lòng trân trọng yêu thương nhiều hơn những giọt nước mắt.

Rồi hôm nay ba đột ngột ra đi. Nỗi đau xé lòng. Cứ khóc đi các con, khóc cho vơi nỗi uất nghẹn trong lòng. Nhưng nỗi buồn hôm nay đâu như nỗi buồn năm xưa. Ba đã rời xa các con nhưng ba lại về với má. Ba má lại trùng phùng sau bao ngày xa cách.


Mồ côi tội lắm ai ơi...

Má thương các con nhiều lắm, những đứa con giờ đã không còn cả cha lẫn mẹ. Nhưng hãy gạt nước mắt đi các con, lớn rồi mà. Hãy mỉm cười cầu chúc cho tình yêu của ba và má, cầu chúc cho tình yêu của chúng ta mãi son sắt đậm đà.

Má và ba thương các con nhiều lắm....

27 thg 7, 2012

Vĩnh biệt Ba

Chiều nay tjn báo Ba bị tai nạn giao thông ở Long Khánh. Nhập viện ở Long Khánh.
Mấy đứa em vội chạy về Long Khánh, dặn anh Hai ở yên ở nhà không được đi vì vừa qua cơn phẫu thuật nhồi máu cơ tim, cần tránh chấn động tâm lý.

Điện thoại báo: Tình trạng rất nặng. Chuyển viện về Biên Hòa.
Gọi báo lại mấy đứa em: Đừng đi.

Điện thoại báo: Sợ không qua khỏi, đến Biên Hòa không kịp, xe cứu thương dừng ở bệnh viện Thống Nhất (giữa đường).

Em trai từ bệnh viện Thống Nhất gọi về, nức nở: Ba mất rồi! Mấy anh em tới không kịp!

Tim nhói đau...
Òa khóc!

Cả đêm không ngủ được, với lồng ngực phập phồng...

Ba ơi!

25 thg 7, 2012

Đầu thủ lĩnh Olmec

Cách đây ít lâu, tui có post lên bài và hình ảnh thế này:

Ai đây? Ở đâu?

Có lẽ chỉ bạn Ngô Đồng là có thể xác định chính xác ngay đây là đâu. Tượng của ai thế nhỉ? Hi hi!

Thằng nhỏ nào đứng xớ rớ đây?

Không thèm nhìn mặt nhau!

Xe đâu mà lắm thế! Hừm!
____________________________

Tui đã trả lời câu hỏi: Ở đâu? và thắc mắc Ai đây? như sau:

Bức tượng này nằm trong khuôn viên phía trước Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (tức nhà chú Hỏa, số 97 Phó Đức Chính, Q1).

Nhìn nét mặt và cách phục sức giống người Hoa nên tui ngờ ngợ là tượng chú Hỏa (Hứa Bổn Hòa). Tuy nhiên ngẫm lại thì chưa chắc, vì không có lý do gì mà gia chủ lại đúc tượng mình như vậy và nhìn thẳng vào nhà, gáy quay ra đường (từ ngoài cổng nhìn vào, do nhìn từ phía sau đầu nên thấy y như khối đá lớn). Vả lại khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật còn có những tượng khác, như tượng An Dương Vương... từ nơi khác đem tới.

Giờ chả biết hỏi ai. Chắc nhờ bạn Ngô Đồng tìm hiểu dùm vậy!

Bạn Ngô Đồng đã cung cấp các thông tin như sau:

Mình cũng không biết cái tượng ấy là của ai , nhưng biết chắc đó là một bản sao . Bản gốc của nó bằng đá và ngày xưa nằm ở một cái kho của trường Đại học Mỹ Thuật. Bức này làm bằng Composit.

Cái này chắc là một tượng cổ. Vì cái tượng đá đúng nghĩa là để lăn lóc bám bụi rất nhiều năm trong gầm cầu thang trường mỹ thuật . Anh bạn mình chở về nhà còn không ai biết. Sau bạn ấy ân hận chở đến giao cho Bảo Tàng. Chắc Bào Tàng cũng nghĩ như bạn Hai Ẩu nên mới sao ra bầy ngoài trời đấy. Bản chính chắc nằm trong Bảo Tàng.

Thật bất ngờ, nhờ một người bạn (Nguyễn văn Thảo), tui biết được đây không phải là một bức tượng người Hoa, mà là tượng Đầu thủ lĩnh Olmec. Những bức tượng này được tạo nên khoảng 1200 năm trước Công nguyên, bởi nền văn minh Olmec ở Trung Mỹ (vị trí Mexico ngày nay).

Bài viết sau đây của ThS Nguyễn Ngọc Thơ - Đại học Quốc gia TPHCM nêu rõ chi tiết:

VĂN MINH OLMEC

Bản đồ vùng đất trung tâm văn minh Olmec

Văn minh Olmec hình thành và phát triển hoàn toàn trong thời kì Hình thành. Thời ấy, khu vực bờ biển Mexico giáp với vịnh Mexico đã có tiền dân Olmec cư trú trong những ngôi làng nhỏ ở những vùng đất thấp. San Lorenzo là một làng điển hình của văn hóa Olmec. Những bằng chứng khảo cổ học tại làng này cho thấy người Olmec thời kì này đã bắt đầu định cư, chế tác một số loại dụng cụ sinh hoạt như bình, vò đất sét nung để phục vụ cuộc sống. Các di vật khảo cổ thời kì này phổ biến nhất là các tượng đầu trẻ em được tìm thấy ở Chiapas. Đến khoảng 1200 trCN, nghệ thuật đúc tượng đá Olmec đã đạt đến trình độ cao, nhờ vậy ngày nay chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng nét hoàn hảo của tượng đầu người – chính xác là đầu các vị thủ lĩnh Olmec – còn lưu lại ở San Lorenzo và các vùng lân cận 


 Tượng đầu người Olmec ở San Lorenzo


Như vậy là câu hỏi: Ai đây?Ở đâu? đã được giải đáp đầy đủ.

Bây giờ tui lại thắc mắc tiếp:

Do đâu mà có bức tượng Đầu thủ lĩnh Olmec tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM?

Ai biết trả lời giúp đi!


Phạm Hoài Nhân

24 thg 7, 2012

Tản mạn về Tháp Đôi - Bình Định

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình

17 thg 7, 2012

Sao lại nhắc Đồng Nai?

Mấy bữa nay cư dân mạng ồn ào về một Nữ thần chém gió (hoặc Con gái thần gió) dự thi Vietnam Idol nổ hơi bị nhiều, rằng: Cô tự tin sẽ đoạt giải nhất, nếu không thì cần phải xem lại... ban giám khảo, rằng cô sẽ lấn sân sang điện ảnh, làm Chương Tử Di thứ hai...

Người người còm-men chọc quê cô ấy quá trời luôn. Thôi thì cũng là có chuyện để mà tám. Thế nhưng cô ấy ở ngoài Bắc mà, sao bà con chọc quê người ta lại lôi Đồng Nai vô đây dzậy chời!

Nữ thí sinh Trần Thị Thanh Hà (áo nâu) tuyên bố nếu mình không giành ngôi quán quân Vietnam Idol thì vấn đề là ở ban giám khảo. Ảnh: Ý Ly.


16 thg 7, 2012

Thế giới phẳng là thế nào?


 
Tình hình là thế này: Thế giới thì phẳng. Ai cũng nói vậy.

Nghe đâu có một tay tên Thomas Friedman viết ra một cuốn sách bán chạy như tôm tươi có tựa đề như vậy. Thế là mọi người già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, sang hèn đều reo lên: Thế giới phẳng, và trong mọi câu chuyện của mình đều chêm vô cụm từ Thế giới phẳng để chứng tỏ ta đây là người uyên bác.

Hai Ẩu cũng thế, mặc dù… chưa kịp đọc sách của Friedman để hiểu ổng nói Thế giới phẳng nghĩa là sao. Lười đọc sách, Hai Ẩu lân la tìm cách trò chuyện với mọi người để nhờ họ giải thích dùm mình khái niệm ấy.

Gặp một nhóm bạn trẻ tuổi teen đang ngồi trong quán cafe wifi, mỗi bạn ôm kè kè một cái laptop đời mới, Hai Ẩu nghe loáng thoáng trong câu chuyện rôm rả của họ có từ thế giới phẳng. Hai Ẩu hí hửng gợi chuyện: Thế giới phẳng là sao hả các bạn?


15 thg 7, 2012

Về quê


Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê.

Bước chân về chốn làng quê, nghe phảng phất mùi rơm rạ, bùn đất là nghe lòng lâng lâng nhớ về một thời thơ ấu xa xôi.

Trước khi đến nhà, tôi dừng chân giải khát ở một xe nước mía ven con đường đất. Dừng chân giải khát vì khát nước, vì muốn ngồi nghỉ ngơi một lát nơi mình thường ngồi thuở xa xưa để ngắm nhìn quê hương sau bao ngày xa cách. Thế nhưng lý do trực tiếp khiến tôi dừng lại là vì một khung cảnh đập vào mắt mình: Trước xe nước mía có 2 cây mía tươi, còn đủ lá, châu đầu vào nhau để làm thành một cái giống như cái cổng đám cưới trẻ con chơi, trên đó gắn tấm bảng nho nhỏ đề chữ Cổng thông tin điện tử Nước mía.

Tôi chui qua cái cổng ấy, kéo chiếc ghế đẩu ngồi và hỏi cô hàng nước: Cổng thông tin điện tử Nước mía là sao?


Văn hóa công ty

Nguyễn Đại Tài là một giám đốc trẻ, thuộc thế hệ 8x. Đúng với bản chất của giới trẻ, Đại Tài hết sức năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm - tóm lại là dám đủ thứ, cái gì cũng dám. Chưa kể rằng anh còn hết sức… đại tài, đúng như tên của mình.

Là một trí thức trẻ, Đại Tài rất chịu khó học hỏi, tìm hiểu mọi lĩnh vực, mọi cái hay cái đẹp đều gom hết ráo về cho công ty của mình. Những lĩnh vực mà mấy tay giám đốc già, cổ điển còn lơ ngơ chưa kịp hiểu, như PR, như xây dựng văn hóa công ty,… thì Đại Tài đã ngấu nghiến hết cả rồi.

Với cả đống ưu điểm như vậy, nên chỉ mới thành lập được một năm mà công ty máy tính của Đại Tài đã đạt được những thành tích rất đáng kính nể.

Hôm nay công ty Đại Tài của giám đốc Nguyễn Đại Tài tổ chức buổi lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập. Gã già Hai Ẩu cũng có diễm phúc được gửi thư mời tham dự. Vốn rất quý trọng giới trẻ dám nghĩ dám làm, nên Hai Ẩu hân hoan nhận lời mời.


13 thg 7, 2012

Từ Thức có lên tiên?



Từ Thức say mê lập trình từ thời còn rất trẻ. Anh miệt mài suốt ngày đêm bên máy tính để viết chương trình. Ngày tháng thoi đưa, như con tằm nhả tơ, đến một lúc công trình tâm huyết của Từ Thức hoàn thành. Kể sao cho xiết niềm hạnh phúc của Từ Thức, anh đưa toàn bộ công trình phần mềm của mình lên mạng, cho mọi người download về sử dụng miễn phí. Mọi người ùn ùn download về, khen chê tíu tít, nhưng nói chung là rất thích thú. Về phần Từ Thức, dĩ nhiên anh chẳng thu nhập được gì cả vì miễn phí mà. Có người ái ngại cho anh, khuyên nên bán, thu tiền. Từ Thức cười nói: Vậy là tốt rồi! Sản phẩm mình làm ra có nhiều người sử dụng là niềm hạnh phúc lớn lao. Người ta dùng tức là chia sẻ niềm vui với mình đó bạn ạ!


10 thg 7, 2012

Trà Vinh, những đêm gió bấc

Phù Sa Lộc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhà thơ Phù Sa Lộc sinh năm 1946 tại Cầu Kè, Trà Vinh. Hiện nay ông đang sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Tên thật là Diệp Ngọc Sơn (gốc Hoa), bút danh Phù Sa Lộc được ông lấy theo bậc tiền bối Bình Nguyên Lộc. Tuy nhiên chữ Lộc trong Phù Sa Lộc là chồi lộc, chứ không phải là con nai. Mấy mươi năm qua Phù Sa Lộc đã trở thành một trong những thi sĩ đậm chất Nam Bộ trên thi đàn. Giống như vùng Cửu Long quê hương, giọng thơ Phù Sa Lộc mênh mang, da diết. Đọc thơ Phù Sa Lộc, ta như có thể “ngửi” được mùi đất mới ở phương Nam.

Bài viết Trà Vinh, những đêm gió bấc được đăng trên blog của ông. Xin giới thiệu để xem các bạn ở Trà Vinh có ngửi được mùi Trà Vinh trong ấy không nhé.

----



8 thg 7, 2012

Tiếng còi trong sương đêm

Câu đố của Nhân sư

Trong thần thoại Hy Lạp, nhân sư là một linh vật đầu người mình sư tử. Truyền thuyết kể rằng nhân sư đứng trấn ở thành Thèbes của Hy Lạp, nơi nó sẽ hỏi mọi người đi qua câu đố nổi tiếng: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân”. Nhân sư bóp cổ ăn thịt những người không thể trả lời. Oedipus đã giải được với câu trả lời như sau: Con người — bò bằng hai tay hai chân khi là trẻ con, sau đó đi trên hai chân khi trưởng thành, và chống gậy đi khi đã già.

Cách đây hơn 10 năm, nhân sư lại xuất hiện ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, nó hỏi người ta một câu đố. Ai trả lời được mới cho vào thành phố, ai trả lời sai thì đuổi đi, hoặc... ăn thịt luôn! Câu đố đó như sau:

Điều gì, dịch vụ gì mà chúng ta tự nguyện dùng và phải trả tiền càng nhiều nếu nó phục vụ ta càng tệ?

7 thg 7, 2012

Có một cái giếng to như thế!

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.

Định nghĩa là như vậy, và cái giếng thì có ai mà không biết. Bởi vậy, nếu nhìn bức hình này và nói đó là cái giếng thì đúng là... chịu hổng nổi!

Cái này mà là cái giếng à? (Ảnh: Hai Lúa Miền tây, yume.vn)

Vậy đó mà nó đúng là cái giếng. Gọi đầy đủ là Giếng Nước hoặc Giếng Đôi (vì gồm 2 cái giếng). Tên của nơi có cái giếng này là Công viên Giếng Nước, thuộc thành phố Mỹ Tho. Dân gian gọi là Giếng Nước, tên chính thức từ chính quyền cũng là Giếng Nước. Vậy đây đúng là... cái giếng!

4 thg 7, 2012

Em gái Gáo Giồng

Em gái này là người chèo xuồng đưa nhóm của Hai Ẩu tham quan sân chim Gáo Giồng.


3 thg 7, 2012

Chùa Khmer ở Trà Vinh

Ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy chùa, và nếu là chùa thì gần như đó là chùa Nam tông Khmer.

Đúng vậy, Trà Vinh là tỉnh có nhiều ngôi chùa Khmer nhất Việt Nam. Cả nước có 539 ngôi chùa Nam tông (cả Nam tông Khmer và Nam tông Kinh) thì chỉ riêng Trà Vinh đã có 141 ngôi chùa Nam tông Khmer!

Chùa Khmer tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Trà Vinh (141 ngôi), Sóc Trăng (92 ngôi), Kiên Giang (74 ngôi), An Giang (65 ngôi).

Chùa Âng. Ảnh: Võ văn Tường