- Không gọi là đền thờ hay miếu, mà gọi là Dinh.
- Không gọi người được thờ là Ông, Bà hay Ngài... mà gọi bằng danh xưng rất gần gũi, thân thiết: Cô, Cậu, Thầy, Thím.
- Đều nằm ở ven biển
Đó là Dinh Cô ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Dinh Cậu ở Phú Quốc (Kiên Giang) và Dinh Thầy Thím ở La Gi (Bình Thuận).
Giờ nói chuyện Dinh Cô nha. Điều khá lạ so với người/thần được thờ ở các nơi khác là Cô ở đây theo truyền thuyết chỉ là một cô gái trẻ, khi mất mới có 16 tuổi và chưa hề có công trạng gì với dân làng, Cô chỉ có linh ứng về sau, khi đã mất. Truyền thuyết như sau (bảng treo ở Dinh Cô):
Dinh Cô
Giờ nói chuyện Dinh Cô nha. Điều khá lạ so với người/thần được thờ ở các nơi khác là Cô ở đây theo truyền thuyết chỉ là một cô gái trẻ, khi mất mới có 16 tuổi và chưa hề có công trạng gì với dân làng, Cô chỉ có linh ứng về sau, khi đã mất. Truyền thuyết như sau (bảng treo ở Dinh Cô):
Cô
tên Lê Thị Hồng Thủy, quê quán ở Phan Rang (hoặc Bình Thuận). Cô là con
gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà, thường theo cha
vào vùng Bà Rịa và Gò Công (Tiền Giang) buôn bán. Cô rất yêu cảnh mến
người và không muốn rời xa vùng đất này. Trong một lần vào Nam buôn bán,
thuyền neo đậu tại vũng Mù U (Long Hải), Cô đã xin cha ở lại nơi đây
sinh sống lâu dài. Lúc ấy Cô mới 16 tuổi. Người cha không bằng lòng,
buộc cô phải trở về quê hương cùng ông. Khi thuyền nhổ neo rời bến khá
xa, nhìn lại trong thuyền không thấy cô, ông quay lại tìm kiếm ba ngày
liền nhưng không thấy. Ông buồn bã quay về quê nhà. Vài hôm sau, xác Cô
trôi dạt vào Hòn Hang. Một cụ già ở làng Phước Hải phát hiện. Ngư dân
Phước Hải chôn cất Cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác Cô (đó là Mộ Cô
bây giờ). Mộ của Cô luôn được cát bồi đắp, cỏ không mọc được mà ngay bên
cạnh một cây đa tươi tốt mọc nhanh như thổi che mát mộ Cô. Sau một thời
gian, vùng này có dịch bệnh, rất nhiều người bị đau và chết. Trong khi
dịch bệnh đang hoành hành, có người nằm mơ thấy Cô báo sẽ giúp dân làng.
Dân làng đã thắp hương cầu khấn, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự
việc ấy, người dân xây am thờ phượng, hy vọng Cô sẽ độ trì dân làng làm
ăn phát đạt, cuộc sống an lành... Từ đó Cô càng hiển linh. Hàng năm, dân
làng tổ chức cúng Cô. Ngày Chính lễ diễn ra lễ hội Nghinh Cô là ngày
mất của Cô.
Mộ Cô ở trên đồi Cô Sơn, sát bờ biển, cách Dinh Cô khoảng 1 km.
Bên trong Mộ Cô khá đơn giản
Bàn thờ Cô
Dinh
Cô nằm sát ngay bên bãi biển Long Hải. Ngày trước, nơi thờ Cô chỉ là
một ngôi miếu nhỏ bằng cây lá, sát bờ biển. Về sau, do bị thủy triều xâm
thực nên dân làng đã dời lên chân núi Thùy Vân. Đầu thế kỷ 20, điện Cô
được xây cất, mái ngói. Vào khoảng năm 1930, do có sự tranh chấp đất đai
giữa một người Hoa với người Pháp, Điện Cô một lần nữa được dời lên
triền núi Thùy Vân (tức là vị trí hiện nay). Lần này điện Cô cũng được
xây dựng tương đối khang trang bằng vật liệu gạch, đá, xi măng cốt thép.
Mồng
8 Tết Đinh Mão 1987, một trận hỏa hoạn dữ dội thiêu trụi hoàn toàn bên
trong chánh điện. Dân làng đã quyên góp tiền của xây dựng lại Dinh Cô.
Năm 1989, người ta xây dựng thêm trước chánh điện một căn nhà hai tầng
theo thế dựa vào vách núi trước chánh điện tầng dưới làm nơi tiếp khách,
tầng trên là nhà Võ Ca. Liên tiếp các năm sau đó, 1992, 1993 Dinh Cô
luôn được xây dựng bổ sung Phật Đài Quan Thế Âm Bồ tát, nhà khách... Qua
nhiều lần tu bổ, xây thêm, hiện nay Dinh Cô đã là một tòa nhà đồ sộ dựa
vào lưng núi, mặt quay ra biển uy nghi, với tổng diện tích xây dựng gần
1.000 m².
Chính
điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ (đều làm bằng bệ xi măng). Ngay trung
tâm chánh điện là bàn thờ Bà Cô. Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5
mét, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh, đội mũ gắn ngọc. Phía
sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị
Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương
Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.
(Theo tư liệu của Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu)
Giống như ở Miếu Bà Chúa Xứ, trong điện thờ cô có nhiều xiêm áo, mão của cô do người dân cúng, ngoài ra ở đây còn có nhiều mô hình tàu thuyền nữa.
Tui thuộc loại người... hơi thiếu đức tin, nên chưa bao giờ đến Dinh Cô vào dịp lễ hội, tuy nhiên mỗi khi đến Long Hải vẫn thích viếng nơi này và Mộ Cô để cảm nhận về tín ngưỡng của người dân. Và thêm nữa, đứng ở Dinh Cô hay Mộ Cô để hóng gió biển cũng là một cảm giác thú vị.
Hóng gió biển ở Dinh Cô
Hóng gió biển ở Mộ Cô
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét