Báo chí và các trang web viết khá nhiều về quán bánh xèo tôm nhảy Bà Năm ở Tuy Phước, Bình Định. Quán ở khá xa Quy Nhơn: 20 cây số, và nếu đi trễ thì... hết ráng chịu!
Bởi vậy tôi quyết định khởi hành từ Quy Nhơn lúc 6 giờ sáng, dự kiến tới nơi trước 7 giờ để kịp ăn bánh xèo. Tối trước khi đi, bạn tôi (dân Quy Nhơn) nói:
- Muốn ăn bánh xèo bà Năm, anh phải đi từ 5 giờ sáng!
- Đi chi sớm vậy? Đó cách đây có 20 cây, đi 1 tiếng là cùng!
- Là bởi vì đường làng quê, khó đi, và anh không biết đường, phải đi tới 2 tiếng. Tới đó là 7 giờ, trễ hơn là hết!
Sau khi giải thích rằng tôi không phải tự đi mà có bác tài là dân địa phương chở đi, và rằng ngày mai là thứ Sáu, không phải thứ Bảy, Chủ Nhật là những ngày đông khách, anh gật đầu, nói: Vậy 6 giờ chắc cũng được!
2.
Dậy từ 5, 6 giờ sáng, đi 20 cây số về miền quê để ăn bánh xèo thì đúng là... lãng mạn thiệt! Quán nằm ở ấp Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Đường đi không lắc léo, quán nằm ngay mặt tiền đường, chỉ phải cái gần nửa đoạn đường là đi trên tỉnh lộ (TL 640), đường hẹp, xấu nên 20 km mà xe hơi đi gần 1 tiếng mới tới nơi!
Cái khó là làm sao nhận ra quán. Nó như thế này nè:
Một cái nhà đặc sệt chất nhà quê. Nhà tranh, vách gạch không tô, thấp lè tè, giơ tay lên là với tới mái tranh.
Nền nhà thấp hơn mặt đường cả thước, và ngôi nhà quá nhỏ, quá giống với bao nhiêu ngôi nhà thôn quê khác nên không dễ gì nhận ra.
Nhìn bảng hiệu hả? Không, làm gì có bảng hiệu! Vậy sao tìm ra được? Thì hỏi. Không tìm được thì thôi, khỏi ăn. Vậy mới nói là chảnh. (Ờ, một điểm mốc để nhận ra quán là nó nằm ở chân cầu, như thấy ở hình trên, hình như cầu Mỹ Cang thì phải).
Quán chỉ rộng khoảng 20 met vuông. Trước hiên kê được 1 bàn, bên trong được 2 - 3 bàn. Vậy đó, nếu khách đông thì làm sao? Thì đứng chờ, chờ hổng được thì về. Vậy mới nói là chảnh.
3.
Mọi phương thức marketing đều vô nghĩa ở đây. Cái bảng hiệu còn không có, nói chi tới logo, slogan. Ngay cái tên quán Bánh xèo Tôm nhảy Bà Năm cũng là cái tên truyền miệng thôi. Gọi là tôm nhảy vì con tôm đất còn tươi rói bỏ lên chảo chiên nó nhảy lóc chóc, còn bà Năm là chủ quán.
Vậy quán có hot girl kiểu như hot girl bánh tráng trộn ở Đà Lạt không? Làm gì có! Có bà Năm thôi. Bà Năm là bà già 77 tuổi này nè:
Nếu vậy mắc gì phải đi từ tờ mờ sáng, vượt 20 cây số đường làng quê để tới đây ăn bánh xèo? Chỉ còn một lý do chính đáng nhất: ngon!
4.
Ngon hết xẩy! Ngon rụng rời tay chân! Ngon từ bột làm bánh vừa giòn vừa dẻo vừa bùi, đến những con tôm (rất nhiều), đến rau sống, đến nước chấm, đến cả bánh tráng ... Cái gì cũng ngon và hòa quyện với nhau một cách tuyệt vời! Đó là cảm tưởng của tôi khi ăn bánh xèo tôm nhảy Bà Năm.
Không biết bao nhiêu tiền một cái bánh, chỉ biết rằng hôm ấy 5 người ăn say sưa, ăn mê mẩn, đúc bánh tới đâu ăn tới đó. Ăn xong thì tính tiền là 200.000 đồng. Mà thật ra có tính hơn nữa cũng OK, rất là xứng đáng.
Cũng phải nói thêm rằng mang tiếng là chảnh, nhưng quán tiếp khách rất là thân thiện, dễ thương chớ không phải kênh kiệu, hay quán chửi như những nơi thanh lịch khác đâu nghen. Chảnh đây là vì ngày nào mua được nhiều tôm ngon thì đúc nhiều, mua được ít thì đúc ít, đúc hết rồi thì thôi, khách có muốn ăn cũng đành chịu. Và chảnh ở đây là vì cứ ở miết tận nhà quê, ai có thương có thèm thì chịu khó tới đây mà ăn.
5.
Cái quán bánh xèo độc nhất vô nhị ấy đã tồn tại hơn 30 năm nay rồi. Nhiều người hỏi sao bà Năm không xây quán quy mô hơn, hay mở thêm quán ở thành phố Quy Nhơn, thậm chí họ sẵn sàng bỏ vốn. Bà Năm chỉ cười.
Tôi nghĩ, xét về mặt kinh doanh, việc bà Năm xây quán hoành tráng hơn hay mở nhiều chi nhánh khác là hoàn toàn khả thi, nhưng về mặt tình cảm sẽ thấy mất mát cái gì đó thật thân thương dễ mến. Như Nguyễn Bính đã từng cảm thán trong Chân quê: Van em em hãy giữ nguyên quê mùa. Khách viễn du sẽ mất đi niềm hạnh phúc được đi vài chục cây số đến mái nhà tranh ở làng quê thưởng thức dĩa bánh xèo ngon đến say lòng!
Vậy đó, quán bánh xèo bà Năm chảnh, nhưng hãy giữ nguyên nó như vậy không cần thay đổi gì cả. Chảnh không cần chỉnh! Phải vậy không má Năm?
Cái khó là làm sao nhận ra quán. Nó như thế này nè:
Nền nhà thấp hơn mặt đường cả thước, và ngôi nhà quá nhỏ, quá giống với bao nhiêu ngôi nhà thôn quê khác nên không dễ gì nhận ra.
Nhìn bảng hiệu hả? Không, làm gì có bảng hiệu! Vậy sao tìm ra được? Thì hỏi. Không tìm được thì thôi, khỏi ăn. Vậy mới nói là chảnh. (Ờ, một điểm mốc để nhận ra quán là nó nằm ở chân cầu, như thấy ở hình trên, hình như cầu Mỹ Cang thì phải).
Quán chỉ rộng khoảng 20 met vuông. Trước hiên kê được 1 bàn, bên trong được 2 - 3 bàn. Vậy đó, nếu khách đông thì làm sao? Thì đứng chờ, chờ hổng được thì về. Vậy mới nói là chảnh.
3.
Mọi phương thức marketing đều vô nghĩa ở đây. Cái bảng hiệu còn không có, nói chi tới logo, slogan. Ngay cái tên quán Bánh xèo Tôm nhảy Bà Năm cũng là cái tên truyền miệng thôi. Gọi là tôm nhảy vì con tôm đất còn tươi rói bỏ lên chảo chiên nó nhảy lóc chóc, còn bà Năm là chủ quán.
Vậy quán có hot girl kiểu như hot girl bánh tráng trộn ở Đà Lạt không? Làm gì có! Có bà Năm thôi. Bà Năm là bà già 77 tuổi này nè:
Nếu vậy mắc gì phải đi từ tờ mờ sáng, vượt 20 cây số đường làng quê để tới đây ăn bánh xèo? Chỉ còn một lý do chính đáng nhất: ngon!
4.
Ngon hết xẩy! Ngon rụng rời tay chân! Ngon từ bột làm bánh vừa giòn vừa dẻo vừa bùi, đến những con tôm (rất nhiều), đến rau sống, đến nước chấm, đến cả bánh tráng ... Cái gì cũng ngon và hòa quyện với nhau một cách tuyệt vời! Đó là cảm tưởng của tôi khi ăn bánh xèo tôm nhảy Bà Năm.
Cũng phải nói thêm rằng mang tiếng là chảnh, nhưng quán tiếp khách rất là thân thiện, dễ thương chớ không phải kênh kiệu, hay quán chửi như những nơi thanh lịch khác đâu nghen. Chảnh đây là vì ngày nào mua được nhiều tôm ngon thì đúc nhiều, mua được ít thì đúc ít, đúc hết rồi thì thôi, khách có muốn ăn cũng đành chịu. Và chảnh ở đây là vì cứ ở miết tận nhà quê, ai có thương có thèm thì chịu khó tới đây mà ăn.
5.
Cái quán bánh xèo độc nhất vô nhị ấy đã tồn tại hơn 30 năm nay rồi. Nhiều người hỏi sao bà Năm không xây quán quy mô hơn, hay mở thêm quán ở thành phố Quy Nhơn, thậm chí họ sẵn sàng bỏ vốn. Bà Năm chỉ cười.
Tôi nghĩ, xét về mặt kinh doanh, việc bà Năm xây quán hoành tráng hơn hay mở nhiều chi nhánh khác là hoàn toàn khả thi, nhưng về mặt tình cảm sẽ thấy mất mát cái gì đó thật thân thương dễ mến. Như Nguyễn Bính đã từng cảm thán trong Chân quê: Van em em hãy giữ nguyên quê mùa. Khách viễn du sẽ mất đi niềm hạnh phúc được đi vài chục cây số đến mái nhà tranh ở làng quê thưởng thức dĩa bánh xèo ngon đến say lòng!
Vậy đó, quán bánh xèo bà Năm chảnh, nhưng hãy giữ nguyên nó như vậy không cần thay đổi gì cả. Chảnh không cần chỉnh! Phải vậy không má Năm?
Phạm Hoài Nhân
(Bài viết mang tính cảm nhận là chính, bạn có thể đọc thêm bài Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm để biết thêm về món ngon độc đáo này)
nghe anh tả thôi mà đã thấy rấ thèm rồi dù mới ăn bánh xèo tôm không nhảy ở nhà xong :)
Trả lờiXóaKhi nào có dịp đi Bình Định nhớ đừng bỏ qua nhe Bố Susu!
XóaVậy đừng kêu là "chảnh" nghe (hơi) mất cảm tình hoặc có thể thì cho "chảnh" nằm trong dấu ngọăc kép :)
Trả lờiXóaVới cách hành văn rất hài hước như vầy, bản thân toàn bài bút ký đã nằm trong ngoặc kép rồi, nên không cần thêm nữa đâu bạn ơi.
Xóa