Chùa Vạn Linh tọa lạc tại số A4/444 đường Bùi Hữu Nghĩa, Tân Vạn, Biên Hòa. Thú thật là sống ở Biên Hòa bao lâu nay nhưng tui không hề biết ở đây có núi Ông Sảnh, như tên gọi dân gian được ghi ở cổng chùa.
Lần dò tìm hiểu thì được biết như sau:
Núi ông Sảnh nằm trong quần thể núi đá xanh bao gồm núi Bửu Long và Châu Thới, nằm rải rác hai bên bờ sông Đồng Nai. Vị trí núi Ông Sảnh khoảng giữa núi Bửu Long và Châu Thới, tính theo đường chim bay. Người ta kể lại rằng xưa kia có ông tiều phu tên Sảnh thường lên núi đốn củi. Sau, do già yếu, ông mất ở trên núi. Từ đó người ta gọi đây là núi ông Sảnh.
30 thg 6, 2018
29 thg 6, 2018
... cho đến khi hồ Xuân Hương cạn nước
Năm 2010 do ngẫu nhiên mà tui đi Đà Lạt đến vài lần, và những lần đó thì hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt... không thơ mộng gì ráo trọi, bởi vì lúc đó hồ được xả cạn nước để nạo vét và sửa chữa.
Lúc đó nghĩ cũng hơi bực bực vì đây là một thắng cảnh đẹp của Đà Lạt mà mình ra đây không được thưởng ngoạn, nhưng nghĩ lại thì thấy... khoái, vì mấy ai được đi bộ giữa lòng hồ Xuân Hương. Nghĩ vậy nên buổi tối thay vì đi dạo quanh bờ hồ như thông lệ, cha con tui rủ nhau đi bộ giữa lòng hồ. Ha ha, một trải nghiệm rất là... Yomost!
Lúc đó nghĩ cũng hơi bực bực vì đây là một thắng cảnh đẹp của Đà Lạt mà mình ra đây không được thưởng ngoạn, nhưng nghĩ lại thì thấy... khoái, vì mấy ai được đi bộ giữa lòng hồ Xuân Hương. Nghĩ vậy nên buổi tối thay vì đi dạo quanh bờ hồ như thông lệ, cha con tui rủ nhau đi bộ giữa lòng hồ. Ha ha, một trải nghiệm rất là... Yomost!
Bắt đầu đi bộ ra giữa hồ
28 thg 6, 2018
Tội nghiệp sen!
Tui cảm nhận sâu sắc rằng mình đã già rồi. Đó là khi tui lướt qua các trang web và mạng xã hội lúc này. Lủ khủ những tin, bài, ảnh về các thiếu nữ lả lơi, lả lướt, lung linh bên hoa sen. Đủ mọi kiểu dáng hở hang, hớ hênh, hóng hớt... Không chỉ thiếu nữ mà còn có cả ảnh thằng đàn ông mặc yếm yểu điệu bên hoa sen nữa
Ôi hoa sen đẹp thế kia mà, thiếu nữ mơn mởn thế kia mà, sao mình chẳng rung động gì hết? Đã chẳng rung động thì thôi, mắt lại lim dim, đầu cúi xuống ngủ gục. Đúng là già quá rồi chớ còn gì nữa!
Một ông bạn già của tui nhìn ảnh, buông một câu bình luận: Em đứng bên hoa sen, rặn nụ cười sen nở.
Tui hổng hiểu, hỏi ổng thế nào là “nụ cười sen nở”. Ổng giải thích rằng sen nở là một từ ghép Pháp – Việt ngày xưa thường dùng, trong đó sen là chien trong tiếng Pháp (nghĩa là con chó), còn nở thì cũng giống như… đẻ vậy đó!
Ôi hoa sen đẹp thế kia mà, thiếu nữ mơn mởn thế kia mà, sao mình chẳng rung động gì hết? Đã chẳng rung động thì thôi, mắt lại lim dim, đầu cúi xuống ngủ gục. Đúng là già quá rồi chớ còn gì nữa!
Một ông bạn già của tui nhìn ảnh, buông một câu bình luận: Em đứng bên hoa sen, rặn nụ cười sen nở.
Tui hổng hiểu, hỏi ổng thế nào là “nụ cười sen nở”. Ổng giải thích rằng sen nở là một từ ghép Pháp – Việt ngày xưa thường dùng, trong đó sen là chien trong tiếng Pháp (nghĩa là con chó), còn nở thì cũng giống như… đẻ vậy đó!
Những ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt
Nhà trăm mái của Lữ Trúc Phương
Đầu thập niên 1990, giới kiến trúc và dân du lịch xôn xao với một công trình đặc biệt: Ngôi nhà trăm mái của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ngôi nhà nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt. Thoạt tiên đây chỉ là ngôi nhà 2 mái bình thường như bao nhiêu ngôi nhà khác, nhưng KTS Lữ Trúc Phương bằng tài hoa và những suy nghĩ phá cách của mình đã thiết kế và biến nó thành ngôi nhà 100 mái. Ngôi nhà mở cửa cho khách tham quan và nhận được rất nhiều ý kiến thán phục của giới chuyên môn và du khách.
Đầu thập niên 1990, giới kiến trúc và dân du lịch xôn xao với một công trình đặc biệt: Ngôi nhà trăm mái của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ngôi nhà nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt. Thoạt tiên đây chỉ là ngôi nhà 2 mái bình thường như bao nhiêu ngôi nhà khác, nhưng KTS Lữ Trúc Phương bằng tài hoa và những suy nghĩ phá cách của mình đã thiết kế và biến nó thành ngôi nhà 100 mái. Ngôi nhà mở cửa cho khách tham quan và nhận được rất nhiều ý kiến thán phục của giới chuyên môn và du khách.
Nhà trăm mái của KTS Lữ Trúc Phương
27 thg 6, 2018
Quan Âm tu viện Biên Hòa - Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non Bồng
Trên quốc lộ 1K từ TPHCM về Biên Hòa, lúc sắp đến cầu Hóa An du khách sẽ nhìn thấy bên tay phải có một khuôn viên yên bình rợp bóng cây xanh, đó là Quan Âm Tu viện. Ngôi chùa này có vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đồng Nai, phía sau là núi Châu Thới, cảnh quan yên bình tĩnh lặng, với những rặng cây cao. Quan Âm tu viện là Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non bồng, là nơi liên hệ của 172 cơ sở thờ tự trên toàn quốc cùng một môn phong pháp phái, một Thầy Tổ với danh nghĩa tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật Đường.
Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.
Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.
26 thg 6, 2018
Không trùng tên, nhưng trùng người
TPHCM có rất nhiều con đường trùng tên,theo thống kê thì có đến hơn 200 con đường. Bên cạnh đó, có những con đường tuy không trùng tên nhưng... trùng người. Hai trường hợp quen thuộc nhất là cặp đường Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh và Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.
Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.
Nguyễn Huệ ở quận 1
5 thg 6, 2018
Ta biết, ta biết, ta biết rồi!
Có một bài hát khá quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, là bài Rồi một ngày. Trong bài hát này, ngoài cụm từ "Rồi một ngày" được lặp đi lặp lại gần như liên tục còn có một cụm từ khác được lặp đi lặp lại cũng không ít, đó là "Ta biết". "Ta biết" được nhấn mạnh hơn, cao hơn và hỗ trợ bởi tiếng thét gào của ca sĩ Elvis Phương nên tạo ấn tượng sâu sắc hơn. Trăm đọc không bằng một nghe, nghe thử nha.
2 thg 6, 2018
Danh lam thắng cảnh
Đi du lịch để ngắm những danh lam thắng cảnh. Ừa, nhưng mà... danh lam thắng cảnh là cái gì? Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học giải thích một cách đơn giản và cũng phù hợp với cách hiểu của tui và nhiều người khác: Danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp nổi tiếng.
Hiểu thì hiểu vậy, nhưng thấy nó thiếu thiếu. Bởi vì thắng cảnh là cảnh đẹp rồi, danh là nổi tiếng rồi, nhưng còn lam là cái gì?
Hiểu thì hiểu vậy, nhưng thấy nó thiếu thiếu. Bởi vì thắng cảnh là cảnh đẹp rồi, danh là nổi tiếng rồi, nhưng còn lam là cái gì?
Thắng cảnh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)