Hiểu thì hiểu vậy, nhưng thấy nó thiếu thiếu. Bởi vì thắng cảnh là cảnh đẹp rồi, danh là nổi tiếng rồi, nhưng còn lam là cái gì?
Thắng cảnh
Pháp lệnh di tích lịch sử năm 1984 ghi như sau:
Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng cổ đẹp nổi tiếng.
Luật Di sản Văn hóa năm 2002 thì định nghĩa vầy (điều 4):
Như vậy, hiểu theo 2 văn bản trên thì lam trong danh lam thắng cảnh là công trình kiến trúc, xây dựng có giá trị thẩm mỹ hoặc lịch sử (cổ).
Tra từ điển Hán Việt, ta có giải nghĩa từng chữ như sau: danh: nổi tiếng, thắng: đẹp, cảnh: phong cảnh. Riêng lam thì không thấy từ Hán Việt phù hợp. Giải thích khá thỏa đáng cho rằng lam là gọi tắt của già lam nghĩa là ngôi chùa. Còn già lam được giải thích đầy đủ như sau: Già lam là gọi tắt của “tăng-già-lam-ma” 僧迦藍摩 (tiếng Phạn: "saṃgha-ārāma") nghĩa là "khu vườn của chúng tăng", "chúng viên", là nơi thanh tịnh để tu tập thiền định. Cũng chỉ chùa hay tu viện Phật giáo. Điều này phù hợp với thời trước, khi các công trình kiến trúc đẹp, tiêu biểu hầu hết là chùa.
Danh lam
Tổng quát, trong cụm từ danh lam thắng cảnh ta có 2 vế:
- [chùa/công trình kiến trúc cổ] nổi tiếng
- [phong cảnh thiên nhiên] đẹp
2 vế này nêu lên đầy đủ cảnh đẹp thiên nhiên và nhân tạo và từ lâu nay hầu như mọi người đều hiểu, dù chẳng cần tra từ nguyên làm gì.
Thế rồi người ta ghép danh lam + thắng cảnh thành danh thắng! Danh thắng là cái gì? Là nổi tiếng đẹp. Cái gì nổi tiếng? Cái gì đẹp? Hai tính từ đi với nhau, không nói lên được sự việc, sự vật gì cả! Điệu này cũng như nói tắt cơm ngon áo đẹp thành ngon đẹp, cao lương mỹ vị thành cao mỹ. Hình như là sai sai, phải không ạ?
Ấy nhưng mà vẫn có đơn vị mang tên Ban Quản lý Di tích - Danh thắng, có sách Danh thắng Đồng Nai... Vậy là đúng, phải không ạ?
Danh thắng?
Mà thôi, đúng sai gì mặc kệ. Thu phí đổi thành Thu giá còn được, nhằm nhò gì chuyện danh lam thắng cảnh viết tắt thành danh thắng!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét