Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.
Mặc dù gọi là Dinh, nhưng kiến trúc nơi đây giống như ngôi đình, với các công trình: võ ca, chính điện, nhà tiền hiền, bình phong,... Tất cả đều quay về hướng Tây. Có lẽ với những công đức của Thầy đối với dân làng, người dân muốn tôn Thầy làm Thành hoàng làng nhưng do Thầy là tội phạm triều đình đang bỏ trốn nên lập thành Dinh.
Một vài tài liệu (thường là ở phía Bắc) nói rằng tên chính thức của Dinh là Dinh Thầy, người dân còn gọi là Dinh Thầy Thím. Thế nhưng hình như người dân ở phương Nam không ai gọi là Dinh Thầy hết, và như ta thấy trên cổng dinh cũng ghi rõ là Dinh Thầy Thím. Ừ, phải độc đáo như vậy mới không đụng hàng chớ!
Hầu như người dân La Gi nào cũng biết và sẵn sàng hào hứng kể cho du khách nghe truyền thuyết về Thầy - Thím, đôi vợ chồng ân nhân của vùng đất này: rằng Thầy là một đạo sĩ tài năng, giàu lòng nhân ái ở Quảng Nam. Do bị vua xử oan ức, Thấy và Thím cỡi rồng bay về phương Nam, đến trú ngụ tại làng Tam Tân, thuộc La Gi này. Từ đó Thầy Thím ra sức giúp đỡ dân làng về nhiều mặt. Khi hai người mất, dân làng biết ơn nên lập dinh thờ này.
Trên đây là tóm lược, bạn nào muốn đọc chi tiết xin xem ở cuối bài này.
Dinh Thầy Thím nằm cách thị xã La Gi 14 km nếu đi theo Tình lộ 709. Nếu đi theo đường Hùng Vương thì gần 16 km nhưng đường mới, rộng rãi và đi ven biển.
Không rõ diện tích khuôn viên Dinh Thầy Thím là bao nhiêu, nhưng tài liệu cho biết là quần thể kiến trúc Dinh được bao quanh bởi một bức tường hình thang, chu vi gần 600 m. Từ đó suy ra diện tích Dinh khoảng 2 mẫu, do đó nhìn vào đây quả là mênh mông. Đặc biệt, trước khi tới cổng dinh, du khách sẽ đi qua khoảng rừng cây khiến càng cảm thấy nơi đây trầm mặc.
Đường tới cổng Dinh
Mặt trong của cổng Dinh, cho thấy cổng tam quan này được xây năm 1994.
Mặc dù gọi là Dinh, nhưng kiến trúc nơi đây giống như ngôi đình, với các công trình: võ ca, chính điện, nhà tiền hiền, bình phong,... Tất cả đều quay về hướng Tây. Có lẽ với những công đức của Thầy đối với dân làng, người dân muốn tôn Thầy làm Thành hoàng làng nhưng do Thầy là tội phạm triều đình đang bỏ trốn nên lập thành Dinh.
Bình phong, mặt ngoài
Bình phong, mặt ngoài. Hai bên là hổ trắng, hổ đen, hai đệ tử thân tín của Thầy Thím.
Chánh điện
Các bàn thờ trong chánh điện
Bên ngoài chánh điện, phía bên trái là Miếu Ông Hổ, phía bên phải là Miếu Thành Hoàng, theo hướng từ cổng nhìn vào
Miếu Thành hoàng
Miếu Ông Hổ
Bên tay phải chánh điện, theo hướng từ ngoài nhìn vào là Nhà Truyền thống, trưng bày các hiện vật, di tích có liên quan đến Thầy - Thím. Phía trước là tấm bảng lớn kể về sự tích Thầy Thím.
Các bạn có thể phóng to hình để đọc, hoặc đọc theo bản do tui gõ lại ở cuối bài
Cách Dinh Thầy Thím khoảng 3 km là khu mộ Thầy Thím, và cả mộ Hắc Hổ, Bạch Hổ, hai đệ tử thân tín của Thầy. Người dân ở nơi đây đều khẳng định Thầy Thím là những nhân vật có thật đã từng có công lớn với dân làng. Một số di vật cũng chứng tỏ điều đó. Nhưng nếu như vậy thì giải thích sao về những huyền thoại về Thầy Thím, như chuyện dải lụa biến thành rồng đưa Thầy Thím bay về phương Nam? Tại sao Thầy Thím không để lại tên tuổi gì cả ngoài 2 chữ Thầy - Thím?
Giờ tạm ngừng lại ở đây nghen. Bữa nào rãnh, tui lại rủ các bạn qua thăm mộ Thầy Thím và ta cùng tìm hiểu tiếp về những huyền thoại quanh hai nhân vật độc đáo của vùng đất phương Nam này.
Phạm Hoài Nhân
Dưới đây là nội dung ghi trong bảng, tui gõ lại cho các bạn dễ đọc
Theo truyền thuyết: Ngày xưa, ở tỉnh Quảng Nam có đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người rất được dân làng mến mộ. Vì bị nhà Vua xét xử oan ức nên đạo sĩ cùng vợ phiêu dạt vào phương Nam lánh nạn. Tam Tân, một làng quê xa xôi và trù phủ trở thành nơi dừng chân cuối cùng của vợ chồng đạo sĩ. Và cũng từ đây những truyền thuyết, đức độ của đạo sĩ được hết lòng ca ngợi, dân làng Tam Tân thân thiết gọi vợ chồng đạo sĩ là Thầy - Thim
Thầy sinh vào những năm đầu của triều Gia Long, Thầy cần mẫn dùi mài kinh sử, tầm sư học đạo, nuôi chí giúp đời. Việc lớn chưa thành thì Thầy gặp đại tang, cha mẹ đột ngột qua đời. Là người con hiếu thảo, Thầy ở lại quê nhà cùng vợ chịu tang cha, mẹ. Làng quê Thầy - Thím nhiều năm liền hạn hán, mất mùa, đời sống của nhân dân cơ cực Thầy lập đàn khẩn nguyện, trời đang trong xanh bổng sấm chuyển mưa như trút nước, cỏ cây hồi sinh. Từ đó, Thầy nổi danh một đạo sĩ có tài dùng phép thuật của mình để cứu giúp dân lành. Trong ngày hội đầu năm, dân làng mơ ước có một ngôi đình khang trang để thờ phụng Thành Hoàng. Như cảm thông với nỗi khát khao của những tấm lòng thành kính với thần linh, đêm hôm ấy gió mưa dữ dội báo trước một điềm lạ. Quả nhiên, khi trời yên, đất lặng, moi người thấy ngôi đình mới toạ lạc ngay giữa làng. Dân làng vui mừng chưa được bao lâu thì làng bên trống giục liên hồi, cấp báo về triều tố cáo Thầy dùng phép đánh cắp đình, âm mưu gây bạo loạn. Nhà vua nghiêm trị Thầy lãnh án Tam ban triều điển" (xử trảm, uống thuốc độc hoặc tự thắt cổ) Thầy chọn hình thức sau cùng, kỳ lạ thay khi tấm lụa đào đến tay Thấy bỗng trở nên có sức sống kỳ lạ, lụa biển thành rồng nâng Thầy và Thím bay bổng lên không trung. Khi bay qua quê nhà, Thịm còn làm rơi xuống chiếc hài như một lời nhằn thưa từ biệt, rồi lụa rồng bay về phương Nam.
Thầy - Thím đến cư ngụ tại làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) dưới lớp áo của những người xa quê đến lập nghiệp ở trọ nhà ông Hộ Hai làm các nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Có điều lạ, là lúc nào bên mình thầy cũng có quả bầu khô, người ta nói Thầy có phép "sái đậu thành binh" (gieo đậu thành binh linh). Một hôm, nhân lúc Thầy vội vã vào rừng mà quên đem chiếc bầu theo, chủ nhà tò mò lấy ra xem, bồng lửa phẹt ra thiêu trụi cả căn nhà. Sau khi làm lại căn nhà mới cho ông Hộ Hai. Thầy Thím vào ở hẳn trong rừng sâu gần Bàu Cái; Thầy nhận đóng ghe cho ngư dân, quanh khu rừng vang lên tiếng đẵn gỗ, đục đẽo cà ngày, nhưng chưa bao giờ người ta thấy được một người giúp việc của Thầy. Từ cánh rừng nơi Thầy đóng ghe ra đến biển dài hơn 3km có mạch nước nhỏ đố ra biển, dân địa phương tương truyền đó là đòng nước Thầy dùng gậy tạo ra để đưa ghe ra biển gọi là Đường lướt ván.
Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của Thầy như trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo cứu giúp dân chài trong cơn sóng to, gió dữ. Không dừng lại ở đó, Thầy còn cảm hoá cả thú rừng là nỗi nơm nớp lo sợ của nhiều người khi buổi đầu khai phá thiên nhiên hoang dã.
Một ngày mùa thu, được tin Thầy - Thím qua đời dân làng vội vã vào thì thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng phau được thú dữ vun đắp ở gần nơi Thầy - Thím tạ thế, Hàng năm, cứ đến mùng 05 tháng Giêng âm lịch, thấy có đôi Bạch Hắc Hổ thường xuyên về tảo mộ, phủ phục canh gác cho ngôi mộ, Khi Bạch Hắc Hổ qua đời, dân làng an táng ngay sau ngôi mộ Thầy Thím để tường nhớ hai con vật tận trung với người, Tỏ lòng nhớ ơn công đức Thầy - Thím, nhân dân chung sức lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái. Ngày 15/9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu Thầy - Thím, qua khói hương, trong tiếng chuông trầm mặc, nghĩa cử Thầy - Thim vẫn được dân gian lưu truyền. Thế nên đến đời Thành Thái thứ 18, nhà Vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy - Thím là "Chí Đức Tiên sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần"
Sự tích Thầy Thím là một truyền thuyết dân gian, sau những câu chuyện ấy, ta có thể tiếp cận được ý nghĩa và giá trị đích thực, nhằm để cao lẽ phải, đạo lý, sự công bằng và chuẩn mực của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho mọi thế hệ, giữ gìn thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
Căn cứ vào truyền thuyết và những dòng văn tự Hán cổ chạm khắc trên thanh xà cò chính điện "Kỳ Mão niên thập nhị ngoạt nhị thập ngũ nhật cấu tạo", chúng ta có đủ cơ sở để xác định niên đại tôn tạo của Dinh Thầy Thím vào ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879- nhằm năm Tự Đức thứ 32). Từ đó đến nay, Dinh Thầy Thím được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình được bố trí hài hoà tạo cảm giác trang nghiêm mà thật gần gũi. Nơi đây đã thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá dân gian lâu đời của làng Tam Tân và trong khu vực.
Mỗi năm, Dinh Thầy Thím có hai lễ lớn: Lễ Tảo Mộ (nhằm ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch) và Lễ Tế Thu (từ ngày 14, 15 và 16 tháng 9 âm lịch). Khói hương nghi ngút, tiếng chuông trầm bổng như đưa du khách vào sâu thẳm của thế giới tâm linh. Âu cũng là cách thế tạo dựng niềm tin, tìm sự thanh thản cho tâm hồn.
Ngày 27 tháng 9 năm 1997, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quyết định số 2890 VH/QĐ công nhận Dinh Thầy Thím là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia./.
(viết theo Hồ sơ khoa học về Di tích lịch sử văn hoá Dinh Thầy Thím của Sở VHTT Bình Thuận)
SỰ TÍCH THẦY THÍM
Theo truyền thuyết: Ngày xưa, ở tỉnh Quảng Nam có đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người rất được dân làng mến mộ. Vì bị nhà Vua xét xử oan ức nên đạo sĩ cùng vợ phiêu dạt vào phương Nam lánh nạn. Tam Tân, một làng quê xa xôi và trù phủ trở thành nơi dừng chân cuối cùng của vợ chồng đạo sĩ. Và cũng từ đây những truyền thuyết, đức độ của đạo sĩ được hết lòng ca ngợi, dân làng Tam Tân thân thiết gọi vợ chồng đạo sĩ là Thầy - Thim
Thầy sinh vào những năm đầu của triều Gia Long, Thầy cần mẫn dùi mài kinh sử, tầm sư học đạo, nuôi chí giúp đời. Việc lớn chưa thành thì Thầy gặp đại tang, cha mẹ đột ngột qua đời. Là người con hiếu thảo, Thầy ở lại quê nhà cùng vợ chịu tang cha, mẹ. Làng quê Thầy - Thím nhiều năm liền hạn hán, mất mùa, đời sống của nhân dân cơ cực Thầy lập đàn khẩn nguyện, trời đang trong xanh bổng sấm chuyển mưa như trút nước, cỏ cây hồi sinh. Từ đó, Thầy nổi danh một đạo sĩ có tài dùng phép thuật của mình để cứu giúp dân lành. Trong ngày hội đầu năm, dân làng mơ ước có một ngôi đình khang trang để thờ phụng Thành Hoàng. Như cảm thông với nỗi khát khao của những tấm lòng thành kính với thần linh, đêm hôm ấy gió mưa dữ dội báo trước một điềm lạ. Quả nhiên, khi trời yên, đất lặng, moi người thấy ngôi đình mới toạ lạc ngay giữa làng. Dân làng vui mừng chưa được bao lâu thì làng bên trống giục liên hồi, cấp báo về triều tố cáo Thầy dùng phép đánh cắp đình, âm mưu gây bạo loạn. Nhà vua nghiêm trị Thầy lãnh án Tam ban triều điển" (xử trảm, uống thuốc độc hoặc tự thắt cổ) Thầy chọn hình thức sau cùng, kỳ lạ thay khi tấm lụa đào đến tay Thấy bỗng trở nên có sức sống kỳ lạ, lụa biển thành rồng nâng Thầy và Thím bay bổng lên không trung. Khi bay qua quê nhà, Thịm còn làm rơi xuống chiếc hài như một lời nhằn thưa từ biệt, rồi lụa rồng bay về phương Nam.
Tam ban triều điển. Tiểu cảnh tại Lễ hội Dinh Thầy Thím
Thầy Thím cỡi rồng bay về phương Nam. Tiểu cảnh tại Lễ hội Dinh Thầy Thím
Thầy - Thím đến cư ngụ tại làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) dưới lớp áo của những người xa quê đến lập nghiệp ở trọ nhà ông Hộ Hai làm các nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Có điều lạ, là lúc nào bên mình thầy cũng có quả bầu khô, người ta nói Thầy có phép "sái đậu thành binh" (gieo đậu thành binh linh). Một hôm, nhân lúc Thầy vội vã vào rừng mà quên đem chiếc bầu theo, chủ nhà tò mò lấy ra xem, bồng lửa phẹt ra thiêu trụi cả căn nhà. Sau khi làm lại căn nhà mới cho ông Hộ Hai. Thầy Thím vào ở hẳn trong rừng sâu gần Bàu Cái; Thầy nhận đóng ghe cho ngư dân, quanh khu rừng vang lên tiếng đẵn gỗ, đục đẽo cà ngày, nhưng chưa bao giờ người ta thấy được một người giúp việc của Thầy. Từ cánh rừng nơi Thầy đóng ghe ra đến biển dài hơn 3km có mạch nước nhỏ đố ra biển, dân địa phương tương truyền đó là đòng nước Thầy dùng gậy tạo ra để đưa ghe ra biển gọi là Đường lướt ván.
Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của Thầy như trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo cứu giúp dân chài trong cơn sóng to, gió dữ. Không dừng lại ở đó, Thầy còn cảm hoá cả thú rừng là nỗi nơm nớp lo sợ của nhiều người khi buổi đầu khai phá thiên nhiên hoang dã.
Một ngày mùa thu, được tin Thầy - Thím qua đời dân làng vội vã vào thì thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng phau được thú dữ vun đắp ở gần nơi Thầy - Thím tạ thế, Hàng năm, cứ đến mùng 05 tháng Giêng âm lịch, thấy có đôi Bạch Hắc Hổ thường xuyên về tảo mộ, phủ phục canh gác cho ngôi mộ, Khi Bạch Hắc Hổ qua đời, dân làng an táng ngay sau ngôi mộ Thầy Thím để tường nhớ hai con vật tận trung với người, Tỏ lòng nhớ ơn công đức Thầy - Thím, nhân dân chung sức lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái. Ngày 15/9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu Thầy - Thím, qua khói hương, trong tiếng chuông trầm mặc, nghĩa cử Thầy - Thim vẫn được dân gian lưu truyền. Thế nên đến đời Thành Thái thứ 18, nhà Vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy - Thím là "Chí Đức Tiên sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần"
Thầy Thím trong tuồng cải lương Sự tích Thầy Thím của soạn giả Thái Phụ
Sự tích Thầy Thím là một truyền thuyết dân gian, sau những câu chuyện ấy, ta có thể tiếp cận được ý nghĩa và giá trị đích thực, nhằm để cao lẽ phải, đạo lý, sự công bằng và chuẩn mực của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho mọi thế hệ, giữ gìn thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
Căn cứ vào truyền thuyết và những dòng văn tự Hán cổ chạm khắc trên thanh xà cò chính điện "Kỳ Mão niên thập nhị ngoạt nhị thập ngũ nhật cấu tạo", chúng ta có đủ cơ sở để xác định niên đại tôn tạo của Dinh Thầy Thím vào ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879- nhằm năm Tự Đức thứ 32). Từ đó đến nay, Dinh Thầy Thím được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình được bố trí hài hoà tạo cảm giác trang nghiêm mà thật gần gũi. Nơi đây đã thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá dân gian lâu đời của làng Tam Tân và trong khu vực.
Mỗi năm, Dinh Thầy Thím có hai lễ lớn: Lễ Tảo Mộ (nhằm ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch) và Lễ Tế Thu (từ ngày 14, 15 và 16 tháng 9 âm lịch). Khói hương nghi ngút, tiếng chuông trầm bổng như đưa du khách vào sâu thẳm của thế giới tâm linh. Âu cũng là cách thế tạo dựng niềm tin, tìm sự thanh thản cho tâm hồn.
Ngày 27 tháng 9 năm 1997, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quyết định số 2890 VH/QĐ công nhận Dinh Thầy Thím là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia./.
(viết theo Hồ sơ khoa học về Di tích lịch sử văn hoá Dinh Thầy Thím của Sở VHTT Bình Thuận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét